Sang tên bằng khoán giấy tờ đất

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/08/2016

Gia đình mình có cho cho thằng A (cháu ruột) vay 500 triệu làm ăn, khoảng được một năm thì thua lỗ, nên gia đình mình lấy nhà của thằng A để trừ tiền,có bằng khoán hẳn hoi (đứng tên nó chưa sang tên cho bên nhà mình).. nhà thằng A cho ở trọ khoảng 15 phòng chưa ai ở và chưa câu điện nước, bên gia đình mình dọn vào ở được 6 tháng (có sửa chữa lại, và lắp điện nước). Trong thời gian đó thấy thằng A cần vốn nên tội nghiệp, nên nhà e cho nó mượn tiền + bằng khoán đất nhà nó đề nó vay mượn làm ăn tiếp.  A lấy bằng khoán đất đi cầm cố cho bên B, sau 3 tháng nếu không đóng lãi thì bằng khoán này thuộc về bên đó (có chữ ký, lăng tay của nó hẳn hoi). A không đóng lãi được nên bên B mới cầm bằng khoán này về xin chính quyền địa phương sang tên nhưng không được. Do bên mình có làm giấy viết tay bên ấp xác nhận chuyển nhượng đất của thằng A. . Sau đó bên B đem lên tỉnh chứng nhận nhưng không biết được không ( nếu được thì có đúng cơ sở pháp lý không) theo mình biết thì đất là do địa phương quản lý Một thời gian thấy ở tại nhà A thì thấy đường khó vào, gia đình mình mua đất gần chợ xây thêm một ngôi nhà nữa, nên đập  nhà A để lấy mấy thứ cần thiết về xây cho đỡ tốn kém. Khoảng vài tháng sau thì bên B đâm đơn kiện gia đình mình. Bên chính quyền kêu gia đình em ra thỏa thuận với bên B, vì cho là nhà e vi phạm luật hình sự vì đập phá nhà trái phép , và thỏa thuận với giá 200 triệu động.  Trường hợp này phải làm thế nào, nhờ luật sư tư vấn.

    • Nếu nhà A đã có bằng khoán (sổ đỏ, hoặc sổ hồng) thì A có quyền bán cho B. Việc mua bán thông quá ấp như e không có giá trị pháp lý. Việc đập nhà như thế nói về lý là không đúng, nhưng do thực tế sự việc có mua bán và đang tranh chấp nên yêu cầu đòi 200 triệu là quá đáng. em nên nhờ luật sư kết hợp cùng gia đình để họ có thể tìm hướng giải quyết tốt hơn khi thương lượng đàm phán với bên B.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn