Sử dụng sai mục đích kinh phí bảo trì nhà chung cư có vi phạm pháp luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Sử dụng sai mục đích kinh phí bảo trì nhà chung cư có vi phạm pháp luật không? Sử dụng sai mục đích kinh phí bảo trì nhà chung cư bị phạt như thế nào? 

Tôi hiện đang sinh sống tại một khu chung cư quận 5 thì tôi có tham dự hội nghị thường niên vừa được tổ chức. Và phát hiện Ban quản trị nhà chung cư nơi tôi đang sinh sống đã sử dụng sai kinh phí bảo trì. Không biết, hành vi này của Ban quản trị có vi phạm pháp luật không và sẽ bị xử lý như thế nào?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Sử dụng sai mục đích kinh phí bảo trì nhà chung cư có vi phạm pháp luật không?

      Tại Điều 109 Luật Nhà ở 2014' onclick="vbclick('3F689', '371812');" target='_blank'>Điều 109 Luật Nhà ở 2014 quy định quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, theo đó:

      1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.

      Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.

      2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác; trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.

      3. Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.

      Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có quyết định sử dụng kinh phí không đúng quy định tại khoản 2 Điều này và khoản này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại.

      4. Việc quản lý, sử dụng phần kinh phí bảo trì quy định tại khoản 5 Điều 108 của Luật này được quy định như sau:

      a) Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà và phần sở hữu chung của khu căn hộ thì được chuyển vào tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập để quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều này;

      b) Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của khu kinh doanh, dịch vụ thì chủ sở hữu khu kinh doanh, dịch vụ được tự quản lý, sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung của khu chức năng này.

      Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp về việc Ban quản trị nhà chung cư nơi bạn đang sinh sống đã sử dụng sai mục đích kinh phí bảo trì, thì họ đã vi phạm trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

      2. Sử dụng sai mục đích kinh phí bảo trì nhà chung cư bị phạt như thế nào?

      Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 69 Nghị định 16/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('7A931', '371812');" target='_blank'>Điều 69 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với ban quản trị nhà chung cư, như sau:

      2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định;

      b) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung;

      c) Tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư;

      d) Không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi theo quy định;

      đ) Thực hiện sai quy chế hoạt động hoặc quy chế thu chi tài chính đã được hội nghị nhà chung cư thông qua;

      e) Không lập tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của cả tòa chung cư theo quy định;

      g) Không thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định;

      h) Không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì hằng năm không đầy đủ nội dung theo quy định.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

      b) Buộc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

      c) Buộc có văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển giao kinh phí bảo trì theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

      d) Buộc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

      đ) Buộc quyết toán số liệu kinh phí bảo trì trước khi nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

      e) Buộc bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

      g) Buộc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

      h) Buộc sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung nhà chung cư đúng công năng, mục đích quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

      i) Buộc hủy bỏ quy định về giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư và tổ chức hội nghị nhà chung cư để thông qua giá dịch vụ quản lý, vận hành mới với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

      k) Buộc báo cáo hội nghị nhà chung cư gần nhất về việc thu, chi theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

      l) Buộc thực hiện theo quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính đã được hội nghị nhà chung cư thông qua với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

      m) Buộc lập tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;

      n) Buộc thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

      o) Buộc lập kế hoạch bảo trì hằng năm theo quy định với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.

      Theo đó, với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định thì phía ban quản trị sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đến 120.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo đúng quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn