Theo luật đất đai tranh chấp tài sản giữa anh chị em trong gia đình được giải quyết như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/08/2016

Gia đình tôi có 5 anh chị em. Năm 2004 do bố tôi già yếu, mẹ tôi đã mất nên đã tiến hành họp gia đình. Theo biên bản họp đã nhất trí cho tôi hưởng thừa kế mảnh đất 372m2 của bố mẹ tôi. Biên bản có chữ ký của hai chị gái tôi, do hai anh tôi ở xa nên không ký được. Mảnh đất đó đã sang tên cho vợ chồng tôi từ năm 2004. Nay chị gái tôi có ý định đòi lại một phần đất mà chị nói là đựơc hưởng của bố mẹ tôi. Nếu không chúng tôi phải trả lại tiền cho chị ấy. Vậy tôi muốn hỏi quý báo như vậy có đúng không?

    • Vì thông tin anh cung cấp cho chúng tôi chưa thực sự đầy đủ như thời gian mẹ anh chết là năm bao nhiêu? Khi mẹ anh chết có để lại di chúc gì hay không? Việc ký các giấy tờ đồng ý cho anh hưởng thừa kế mảnh đất có được công chứng hay không?.... Nên chúng tôi xin đưa ra phương hướng giải quyết như sau:

      Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000' onclick="vbclick('B572', '117257');" target='_blank'>Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân… Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Vì vậy, mảnh đất 372m2 là tài sản chung của bố mẹ anh trong thời kỳ hôn nhân.

      Khi mẹ anh chết không để lại di chúc, bố anh vẫn còn sống cho nên phần di sản của mẹ anh (phần diện tích đất 186m2) được chia theo quy định pháp luật. Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự thì bố, hai anh của anh, hai chị của anh, và anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được chia đều phần di sản của mẹ anh để lại. Phần diện tích đất 186m2 còn lại vẫn thuộc quyền sở hữu của bố anh.

      Năm 2004 gia đình anh đã họp gia đình và thống nhất cho anh mảnh đất trên, mảnh đất đó đã được sang tên cho vợ chồng anh. Nếu anh có văn bản chứng minh các anh, chị của anh từ chối nhận di sản thừa kế mà mẹ anh để lại (Điều 642 Bộ luật dân sự 2005) hoặc sau khi nhận di sản thừa kế của mẹ anh các anh, chị của anh đã tặng cho lại cho anh theo hợp đồng tặng cho có công chứng, chứng thực (Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2005) thì phần diện tích đất thuộc di sản mẹ anh để lại các anh chị của anh không được quyền đòi lại.

      Riêng đối với phần diện tích đất của bố anh ( bao gốm 186 m2 đất và phần di sản mẹ anh để lại) vì bố anh còn sống nên nếu thông qua việc họp gia đình bố anh thống nhất cho anh toàn bộ diện tích đất nói trên thì bố anh cần làm hợp đồng tặng cho có công chức, chứng thực tặng cho phần diện tích đất nói trên cho anh. Và anh, chị của anh sẽ không có quyền đòi phần tài sản của bố anh cho anh.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn