Tranh chấp đất thổ cư.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Em có thắc mắc rất mong luật sư giúp đỡ em. Năm 1985 nhà em có mua lại một thổ cư nhưng khi giao đất lối ngõ không ghi cụ thể là bao nhiêu met vuông vì vậy đã xảy ra tranh chấp vụ việc như sau Từ năm 1985 lỗi ngõ nhà em đã tiếp nhận và bên cạnh ngõ là mảnh vườn của ông mai văn linh biên giới có trồng cây trúc nhưng vì mảnh vườn và lối ngõ thấp cho nên cây trúc chỉ còn lại hai khóm sau đó ông mai văn linh đã trồng thêm cây dâm, cây cà gai để làm dậu và không có tranh chấp nào cả. Còn lối ngõ nhà em  phải chêm đất và nâng cấp để đi lại tránh bị lụt nhưng đến năm 2005 đột nhiên ông mai văn linh sang nhà em và nói rằng vẫn còn để lại 50 cm lưu không từ mép trúc sang đất ngõ nhà em nhưng nhà em phản đối bởi không có bằng chứng cụ thể sau đó ông mai văn linh đã mời ông chủ bán mảnh vườn đó về làm chứng nhưng chỉ nói là có để lại 50 cm nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể Theo em nghĩ ông chủ cũ có nói thật hay không nếu như ông chủ cũ không nói là 50 cm mà nói  là 1m thì có được không Từ năm 1985  đến năm 2005 ông mai văn linh  không hề nhận hoặc có ý kiến phản đối nhà em về việc sử dụng 50 cm đó Vậy căn cứ vào pháp luật thì ông mai văn linh có quyền đòi lại 50 cm đất không có bằng chứng cụ thể này không      Em rất mong luật sư tư vấn và giúp đỡ. Em xin trân thành cảm ơn!
    • Chào em ! Về việc em hỏi, anh có trao đổi như sau:

      Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp, nếu ra Tòa thì chứng cứ được coi là có giá trị pháp luật phải được thể hiện từ các nguồn gốc hợp pháp, đó là:

      "Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.


      -Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ".

      Do vậy, nếu ông Linh và ông chủ cũ cứ nói chung chung là còn 50cm nữa mà không có văn bản, tài liệu nào chứng minh thì sẽ không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

      Mặt khác, Gia đình em mua bán, chuyển nhượng có thỏa thuận về phần đi chung hay không ? có giấy tờ gì ghi nhận về phần đi chung đó hay không thì cần chứng minh cụ thể, trường hợp không có giấy tờ chứng minh nhưng nếu gia đình em đã sử dụng hơn 20 năm nay mà không có tranh chấp thì theo quy định, có thể làm hồ sơ để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng lối đi chung đó một cách hợp pháp.

      Chúc em thành công !
      Luật sư Phan Văn Lãng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn