Tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/02/2017

Kính mong luật sư giải đáp giúp về tranh chấp đất đai như sau: - Nhà có 10 anh em nhưng sau giải phóng thì chỉ còn người thứ 2 (cô 2), bác 3 (bác gái), bác 5 (bác trai), người thứ 9 (ba mình), chú thứ 10. Cô 2, bác 3, bác 5 thì sống ở thành phố (nên không nhận thừa kế đất tổ tiên), chỉ có người thứ 9 và thứ 10 được hưởng thừa kế.  - Khi ông bà nội còn sống  (trước năm 1980) có chia 1 phần đất cho người thứ 9 và đã tách sổ riêng (1 sổ của người thứ 9 và 1 sổ sau khi ông bà nội mất thì người thứ 10 mới được thừa kế). Sau khi ông nội mất, bà nội muốn con thứ 9 sống gần với bà (vì miếng đất người thứ 9 được hưởng hơi xa so với nhà bà nội ở, con thứ 10 sống chung bà nội), nên bà nội đã đồng ý đổi khoảng 1000m2 đất của người thứ 9 với sổ đất của bà nội (sau này người thứ 10 hưởng) để làm nhà ở và trồng trọt mà không có tách sổ và cũng được sự đồng tình của anh em trong gia đình. Tính từ thời gian đó đến bây giờ đã gần 40 năm. - Sau khi bà nội mất 1995 và người thứ 9 đi làm ăn xa (làm nông nghiệp ở đắc lắc từ 1987) chỉ còn vợ và các con của người thứ 9 ở lại xây nhà và ở đến bây giờ vẫn chưa được tách sổ và thuế thì sổ đất của ai náy đóng. - Nay người thứ 10 không đồng ý với phần đất trao đổi nửa và yêu cầu người thứ 9 trả lại phần đất trao đổi trên và người thứ 9 nhận lại phần đất của mình đã trao đổi lúc trước.  - Mong luật sư tư vấn giúp để có thể giáp quyết tốt việc này. Xin chân thành cảm ơn!

    • Theo như nội dung bạn trình bày thì có thể hiểu là khi còn sống, ông bà nội có hai phẩn đất: một phần do ông bạn nội đứng tên và sinh sống, làm nhà trên đó. Phần này có thỏa thuận là sau khi ông bà nội chết thì để lại cho người thứ 10. Còn một phần đất ở xa và phần đất này đã cho người thứ 9 và đã sang tên, tách sổ đầy đủ theo thủ tục quy định.

      Sau khi ông nội mất, bà nội thấy buồn nên muốn người thứ 9 về ở với mình nên đã đồng ý miệng hoán đổi đất cho người thứ 9 phần đất của ông bà nội để trồng trọt và làm nhà. Tuy nhiên, việc hoán đổi này sẽ không có giá trị vì bằng miệng, không lập thành văn bản, không được sự đồng ý của các con còn lại với tư cách là đồng thừa kế phần đất do ông nội chết không để lại di chúc. Hơn nữa, đất là tài sản chung ông bà nội mà một mình bà nội thỏa thuận hoán đổi hết là không được...Tuy nhiên, cũng nên xét tới thực tế là gia đình người thứ 9 đã làm nhà và canh tác trên miếng đất được hoán đổi 40 năm nay là thời gian không ngắn. Nay người thứ 10 muốn đất ai trở về nấy chứ không hoán đổi nữa thì cũng nên xem xét đến thực trạng này và tình cảm anh chị em trong gia đình sao cho thỏa đáng. Bạn không cho biết miếng đất ban đầu đã đứng tên người thứ 9 thì thực tế từ khi hoán đổi đến nay do ai sử dụng? Vì thế, có thể thỏa thuận lại về việc để người thứ 9 tiếp tục sử dụng miếng đất đã hoán đổi và yêu cầu người thứ 9 chuyển đổi tên miếng đất ở xa cho người thứ 10 vì thực tế đã sử dụng 40 năm nay hoặc nếu không thỏa thuận được thì chỉ còn cách đất của ai thì trả về người đó vì thực chất thủ tục hoán đổi chi là miệng và không có giá trị pháp lế để công nhận quyền sử dụng đất.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn