Tranh chấp về ranh giới đất ở

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi một chuyện như sau: Vào khoảng năm 2000 ông C có bán cho ông K một lô đất chiều ngang 10m tiền cũng như hậu chiều dài khoảng 70m. Để phân biệt ranh giới lô đất, ông C và ông K căn một sợi dây thẳng và có đóng cọc dấu rất rõ ràng: Vào năm 2003 gia đình tôi có mua của ông C một lô đất chiều ngang 6m, tiền cũng như hậu, chiều dài là 37m. Trong khi tôi làm móng nhà, ông C có mời ông K đến để xác minh ranh giới lô đất và đã được hai bên thống nhất là căn một đoạn dây thẳng qua 3 cọc sắt, mốc cuối là vách nhà cầu của ông C để tôi làm nhà. Thế là gia đình tôi cất nhà từ năm 2003 cho đến năm 2007 thì ông C cất nhà máy trên phần đất của ổng tức là phía sau đuôi lô đất cũa tôi và giáp ranh với lô đất của ông K , do đó mốc thứ 3 là vách nhà cầu đã bị phá đi, để đánh dấu lại ranh giới của lô đất tôi có nói với ông C thì ông C bảo “muốn đóng đâu thì đóng”. Vì sợ trong khi thi công sẽ ảnh hưởng đến dây cọc mốc nên tôi đóng cọc sắt nới sang phần đất của ông K khoảng 20 phân chỉ để phân biệt với chiều ngang lô đất chứ không hề xây dựng một công trình nào và ông C đã biết. Tôi nghĩ là chiều dài móng nhà tôi đã còn 2 cọc sắt dọc theo là 23m. Trong khi xây nhà máy thì ông C xây phạm qua đất của ông K tức là tường nhà máy thẳng với cây cọc sắt mà tôi đánh dấu ranh ngang kia…nhưng gia đình tôi cũng không để ý lắm vì cho rằng dù gì thì ông C cũng bán đất cho ông K nên ranh thế nào thì ông C đã quá rõ chứ…… Cho đến hôm nay hộ nhà giáp ranh nhà tôi là ông T làm nhà có yêu cầu tôi xác minh ranh giới để ông làm cho chính xác thì ông C không cho tôi kéo dây theo 2 cọc còn lại chạy thẳng theo móng nhà nguyên thủy mà bắt tôi phài kéo theo cây cọc do tôi đóng sau này để xác định ranh ngang kia, tức là theo đuôi nhà máy của ông C đã lấn qua đất ông K 20 phân, tôi ko đồng ý vì cho rằng kéo như vậy là tôi đã lấn sang phần đất của ông K .Ông C cho rằng nếu kéo theo 3 cọc nguyên thủy thì tôi lấn đất ông của ông T. Xin luật sư tư vấn giùm tôi những vấn đề mà tôi thắc mắc như sau: 1) Lúc tôi xây nhà đã được ông C và ông K chấp thuận ranh giới cớ sao bây giờ ông C lại cho tôi là lấn đất của ông T ( chỉ vì một cây cọc mà tôi tự đóng bên phần đất của ông K để xác định ranh ngang lô đất) ? Ông C nói như vậy có đúng pháp luật không? 2) Nếu như bây giờ buộc tôi giở nhà để chuyển hướng lô đất theo cấy cọc tôi tự đóng thì tôi có thể kiện ông C và ông K phải bồi thường căn nhà cho tôi không, vì chính 2 ông đã chỉ định ranh giới lô đất để tôi xây dựng nhà , và nếu sau này xác minh lại là lấy theo hai cây cọc sắt cũ thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm về căn nhà tôi? Xin luật sư tư vấn giúp tôi những vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
    • Trả lời:
      Vấn đề này đơn giản. Ông cần xác định rõ các vấn đề như sau:

      1. Phần đất ông nhận chuyển nhượng (diện tích trên giấy tờ) so với phần đất ông đang sử dụng. Diện tích nào lớn hơn.

      - Nếu diện tích đất hiện dang sử dụng tăng (lớn) hơn. Tức đất đã có sự chênh lệch về hình thể. Nguyên nhân, có thể khi nhận đất đã đo sai, hoặc do nhầm lẫn. Trường hợp này các bên thỏa thuận lại. Nếu diện tích tăng có nghĩa là ranh đất đã xê dịch.

      Xê dịch từ cạnh nào, xâm phạm quyền lợi của ai. Cần thương lượng đền bù cho chủ đất một khoản tiền tương đương với phần tăng đó, nếu đã xây dựng.

      - Nếu diện tích đất thực tế nhỏ hơn. Ông có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng giao cho đủ diện tích đã chuyển nhượng hoặc hoàn lại tiền do thiếu đất.

      2. Khi yêu cầu bồi thường phần xây dựng, bên yêu cầu phải chứng minh việc các bên liên quan, tức ông C và ông K có lỗi khi giao đất. Để chứng minh yêu cầu này là đúng. Ông cần phải có biên bản giao đất, bản vẽ hiện trạng khi giao đất.

      Lời khai không có chứng từ không đảm bảo tính khách quan của sự thật và các tình tiết của vụ kiện. Tòa án có thẩm quyền không có căn cứ để công nhận.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn