Tuổi thọ căn nhà hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững là bao lâu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/10/2022

Tuổi thọ căn nhà hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững là bao lâu? Trình tự xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững tại cấp thôn như thế nào? 

Chào quý Luật sư. Tôi là gia đình hộ nghèo, sinh sống tại vùng bão lũ của tỉnh Quảng Bình. Nghe nói có chương trình hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững và tôi sẽ được hỗ trợ việc cấp lại xây nhà ở mới vì nhà tôi đã bị bão vừa qua làm hư hại toàn bộ nhưng không biết khi được xây nhà mới thì tuổi thọ của căn nhà sẽ từ bao nhiêu năm trở lên?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Tuổi thọ căn nhà hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững là bao lâu?

      Tại Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD' onclick="vbclick('7F163', '377118');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ, như sau:

      1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

      2. Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

      a) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;

      b) “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;

      c) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc;

      Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.

      Theo đó, gia đình bạn sẽ được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới có diện tích là 30m2, đảm bảo các yêu cầu xây dựng nêu trên và có tuổi thọ từ 20 năm trở lên.

      2. Trình tự xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững tại cấp thôn như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BXD' onclick="vbclick('7F163', '377118');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định trình tự xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở, theo đó:

      1. Tại cấp thôn và tương đương (viết tắt là cấp thôn)

      a) Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã phối hợp Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Thông tư này đến các hộ dân; lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở;

      b) Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, tổ chức bình xét, đề xuất danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này) gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, rà soát. Cuộc họp bao gồm Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đại diện của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thôn; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát;

      c) Hộ được đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc hợp đồng ý (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

      Như vậy, việc xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững tại cấp thôn sẽ được tiến hành thực hiện theo quy trình nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD Tải về
    • Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BXD Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn