Về phân chia đất đai ông bà để lại

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Xin được hỏi: Gia đình em sống với ông bà , sau khi ông bà mất cha mẹ tiếp tục sống trên mảnh đất ông bà để lại (không sang tên, ông bà cũng không để lại di chúc). Nay gia đình em muốn bán đi (di chuyển đến chỗ ở mới), thì cô em tranh chấp đòi chia mảnh đất nói trên theo tỉ lệ 1:1 ( trước đây ông bà đã cho cô một mảnh đất để cất nhà). Vậy xin cho em hỏi mảnh đất nói trên sẽ được chia như thế nào theo đúng luật thừa kế tài sản cho cha mẹ em và cô em? Gia đình em đã thỏa thuận là sẽ cho cô  phần 1/3 mảnh đất nhưng cô không chịu, cô đề nghị gia đình em bán lại cho cô toàn bộ mảnh đất với số tiền 1/3 giá đất thì cha mẹ em không chịu....với số tiền 1/3...? Vậy theo luật sư gia đình em nên xử trí như thế nào, cho hợp tình và hợp lý. Em xin chân thành cám ơn!
    • Chào em!

      Về nguyên tắc thì di sản thừa kế do cha mẹ để lại sẽ được phân chia theo 1 trong 2 cách:
      1. Chia theo luật ( trong trường hợp không có di chúc như em nói)
      2. Chia theo di chúc
      Do trường hợp của em không có di chúc nên về nguyên tắc phải chia theo luật (chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất - ông bà có bao nhiêu người con thì chia đều), với điều kiện là cô của em phải có nghĩa vụ chứng minh trước tòa án là khối di sản này là do ông bà tạo lập,sở hữu);
      Nếu trường hợp cô của em không có chứng cứ gì để chứng minh di sản này la do ông bà để lại và hiện nay mẹ của em đã đứng chủ quyền thì cô của em sẽ rất khó khăn để yêu cầu phân chia!
      Đó là về mặt lý.
      Xét ở khía cạnh tình cảm, nếu chính xác khối tài sản này đúng là do ông bà để lại thì mẹ của em nên phân chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (các con của ông bà em);
      Em có thể cân nhắc và tự lựa chọn phương án cho hợp tình hợp lý!
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn