Xin hỏi về tranh chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/08/2016

Xin chào Luật sư! Gia đình tôi có 3 anh em (tôi, em trai, em gái), năm 1996 bố mẹ chúng tôi qua đời không để lại di chúc. Tài sản còn lại của bố mẹ chúng tôi là 01 mảnh đất. Vào thời điểm bố mẹ qua đời, mảnh đất này đang do em trai tôi (đã có gia đình) sử dụng và chưa được cấp GCNQSDĐ. Đồng thời, tôi và em gái đã có gia đình và sống ở địa phương khác. Lúc bố mẹ mất, 3 anh em chúng tôi không nói gì tới việc phân chia mảnh đất đó, nhưng thống nhất để cho em trai tôi sử dụng có thời hạn (nhưng không sở hữu) và sau đó lấy một phần của mảnh đất này để xây nhà thờ. Do tin tưởng nên chúng tôi không làm giấy tờ nào thể hiện sự thống nhất đó. Năm 2011, em trai tôi xây nhà trên mảnh đất này. Đến nay - năm 2013, tôi và em gái mới được biết em trai tôi đã được cấp GCNQSDĐ toàn bộ mảnh đất đó, và giấy này đứng tên cả vợ và chồng. Tôi và em gái hoàn toàn phản đối, bởi việc làm GCNQSDĐ này sẽ gây khó khăn cho chúng tôi sau này khi muốn tách 1 phần mảnh đất đó ra để xây nhà thờ. Vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này và thủ tục như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

    • Theo quy định pháp luật thừa kế thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm nên kể từ thời điểm bố mẹ bạn mất (năm 1996) đến nay, thời hiệu này đã kết thúc, vì vậy vụ việc sẽ không được tòa án thụ lý giải quyết mà các bên phải tự thương lượng. Trong thông tin của bạn có nêu, các bên "thống nhất" để người em trai sử dụng có thời hạn. Nếu bạn có căn cứ về thông tin này thì bạn có thể khôi phục thời hiệu khởi kiện.

      Đối với di sản (mảnh đất), trong trường hợp bạn nêu thường có 02 cách giải quyết là: Yêu cầu ủy ban hủy sổ đỏ đã cấp hoặc yêu cầu chia di sản thừa kế. Điều lưu ý rất quan trọng là, bạn phải cân nhắc hết sức kỹ khi chọn phương án giải quyết vì mỗi phương án đều có những lợi thế và bất lợi nhất định về mặt pháp lý. Nếu cần thì nên tham khảo tư vấn trực tiếp vì chỉ người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ mới có khả năng nhìn nhận vụ việc một cách toàn diện nhất.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn