Xử lý vi phạm xây dựng không phép

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Kính gủi: Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh. Xin hỏi quý sở nội dung như sau: Trường hợp 01 hộ gia đình xây dựng nhà ở không phép trên phạm vi đất đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì bị xử lý theo quy định tại văn bản nào? Có thể đồng thời xử lý theo quy định tại NĐ số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 và NĐ số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 không? hay xử lý riêng theo từng nghị định? Đề nghị hướng dẫn phương án xử lý tối ưu nhất? Xin cám ơn. Người gửi: Quang
    • Chào ông Quang! Thanh tra Sở Xây dựng trả lời câu hỏi của ông như sau :
      Hành vi xây dựng không phép sẽ bị xử lý phạt tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 22/7/2009 của Chính phủ quy định:
      “Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:
      a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;
      b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
      c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.”
      Ngoài ra còn bị buộc khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định:
      “1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có GPXD, khi xây dựng không có GPXD, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
      a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
      b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
      c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
      2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp GPXD theo quy định thì xử lý như sau:
      a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp GPXD gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
      b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp GPXD, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình GPXD do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;
      c) Sau khi được cấp GPXD, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung GPXD thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung GPXD. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung GPXD, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.
      Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung GPXD được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;
      d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp GPXD hoặc không có GGPXD sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP Tải về
    • Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn