Ban thanh tra nhân dân ở phường có bao nhiêu thành viên?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/05/2022

Ban thanh tra nhân dân ở phường có bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân? Phường nơi tôi cư trú chuẩn bị bầu ban thanh trâ nhân dân. Tôi muốn biết đối với phường có dưới 5 nghìn dân ở đồng bằng, thì được bầu bao nhiêu thành viên ban thanh tra nhân dân?

    • Ban thanh tra nhân dân ở phường có bao nhiêu thành viên?
      (ảnh minh họa)
    • Ban thanh tra nhân dân ở phường có bao nhiêu thành viên?

      Căn cứ Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP có quy định về số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:

      1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.

      Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.

      Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.

      2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

      Như vậy, theo quy định như trên, phường của bạn có thể bầu 5 hoặc 7 thành viên Ban thanh tra nhân dân.

      Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân

      Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định này nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân như sau:

      a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

      b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;

      c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

      d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;

      đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

      e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;

      g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn