Bị buộc thôi việc do tham nhũng có được dự tuyển công chức ở Phòng tài nguyên và Môi trường được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/05/2022

Hồ sơ dự tuyển công chức ở Phòng tài nguyên và Môi trường được không nếu từng bị buộc thôi việc do tham nhũng? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng? Tôi đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do có hành vi tham nhũng trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X. Sau 2 năm kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, tôi có ý định đăng ký dự tuyển vào vị trí chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Y (thuộc tỉnh Z). Hỏi việc hồ sơ đăng ký dự tuyển của tôi có được chấp nhận không?

    • Hồ sơ dự tuyển công chức được chấp nhận không nếu hai năm trước đó từng bị buộc thôi việc do tham nhũng?

      Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc như sau:

      c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.

      Theo đó, bạn đã bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do có hành vi tham nhũng khi đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X, do đó không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm. Vì vậy, hồ sơ đăng ký dự tuyển vào vị trí chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Y (thuộc tỉnh Z) của bạn sẽ không được chấp nhận.

      Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng

      Căn cứ Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi tham nhũng như sau:

      Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:

      1. Tổ chức họp kiểm điểm;

      2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;

      3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

      Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

      Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn