Chủ Tịch Huyện đúng hay sai?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/09/2016
Kính Thưa Luật Sư! Luật Sư có thể dành ra một ít thời gian, Tư Vấn Dùm Tôi Bây giờ gia đình tôi phải làm sao đây ạh ?  -- Lúc 10h, đêm 29/3 anh tôi có điều khiển xe trên đoạn đường thuộc phường 2 Q.Tân Bình ,bị công an thổi lại hỏi giấy tờ tùy thân vì đang là dịp gần 30/4 -1/5 công an đi quét ma túy,anh tôi không phải là người Thành Phố , anh tôi dưới quê lên đây ở và cũng không đăng kí tạm trú và không có giấy tờ tùy thân nào cả,công an đưa anh tôi về Phường 2 Quận Tân Bình để thử nước tiểu: kết quả anh tôi có sử dụng trài phép chất ma túy và anh tôi được đưa lên Trại tạm giam ở Bình Triệu (Quận Bình Thạnh ). Gia đình anh nhận được giấy quyết định đưa anh lên cơ sở cai nghiện ,nghĩ là sẽ không được bão lãnh  để thời gian trôi qua 1 tháng và anh lại được đưa lên Trường ,nhưng khi anh được đưa lên cơ sở cai nghiện được 1 tuần thì gia đình có làm giấy đi thăm nuôi và lên đến đây các cán bộ nói là "Trong vòng 90ngày kể từ ngày bị bắt vẫn có thể bão lãnh "! Gia Đình rất vui vì vẫn còn 1 chút hi vọng, muốn mẹ anh mau khỏe lại , từ ngày nghe tin anh bị bắt bà khóc rất nhiều và ốm đi.ở đây các cán bộ nhiệt tình chỉ làm thủ tục Bảo Lãnh người,gia đình về làm theo và chỉ còn 1 chữ Ký của huyện nữa thôi là gia đình có thể lên bảo lãnh anh rồi ! nên chưa hết 90 ngày gia đình có quyền làm đơn xin bảo lãnh , Và Ông Chủ Tịch Huyện nơi gia đinh anh đang ở Ông không chịu Ký . ông nói " Vì không có Lý Do hay căn cứ nào để ông có thể ký cả "gia đình lại lên gặp cán bộ ,họ nói " Vậy là do Chủ Tịch Huyện không nắm rõ về Luật "rồi gia đình lại mời Luật Sư lên đối chấp cho Chủ tịch huyện hiểu và ông nói "mướn Luật Sư chi cho tốn kém" nghĩ là ông sẽ ký thấy nộp hồ sơ cũng 2 tuần rồi mà chưa có kết quả gia đình đi lên và ông lại không Ký ! bây giờ gia đình không biết phải làm sao nữa . Mong Luật Sư Hoan có thể tư vấn dùm gia đình chúng tôi .Gia Đình xin chân thành Cảm ơn Luật Sư !
    • Chào bạn!

      Về vấn đề bạn nêu, văn bản pháp luật liên quan quy định như sau:
      1. Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính Phủ:

      Điều 18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
      1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hoãn thi hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
      a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
      b) Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi, có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi người đó bị phát hiện hành vi vi phạm pháp luật xác nhận.

      Khi hết thời hạn hoãn chấp hành ghi trong quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng cư trú thì các đối tượng trên phải tiếp tục thi hành quyết định. Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

      2. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
      a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
      b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước hoặc lập công được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận thì có thể được miễn chấp hành quyết định. Bộ Y tế hướng dẫn và quy định cụ thể danh mục những bệnh hiểm nghèo được miễn chấp hành quyết định.

      3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong trường hợp một trong những điều kiện được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cần phải được xác minh, làm rõ thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra từng trường hợp cụ thể trước khi quyết định.

      Quyết định hoãn hoặc miễn chấp hành phải được gửi cho người được hoãn hoặc miễn chấp hành, gia đình người đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

      2. Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của UBTVQH về Xử lý vi phạm hành chính:

      Điều 50. Bảo lãnh hành chính
      1. Bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội nhận quản lý, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp này nếu người đó có nơi cư trú nhất định.

      2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú. Trong trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì trách nhiệm bảo lãnh hành chính được giao cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Gia đình, tổ chức xã hội, người được giao trách nhiệm bảo lãnh hành chính có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu. Việc bảo lãnh hành chính chấm dứt khi hết thời hạn bảo lãnh ghi trong quyết định giao bảo lãnh hoặc khi đối tượng được đưa đi chấp hành biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

      3. Chính phủ quy định cụ thể về bảo lãnh hành chính.

      3. Thông tư liên tịch Số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn trình tự thủ tục đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc....

      8. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm

      8.1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc người nghiện ma tuý, người bán dâm được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm trên cơ sở các điều kiện hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp một trong những điều kiện hoãn hoặc miễn cần được xác minh, làm rõ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra từng trường hợp cụ thể về việc xin hoãn hoặc miễn trước khi quyết định.

      8.2. Người nghiện ma tuý, người bán dâm đã có quyết định đưa vào Trung tâm nhưng chưa đến chấp hành quyết định được hoãn chấp hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện hoặc của trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên;

      b) Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện hoặc của trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi, có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi người đó bị phát hiện hành vi vi phạm pháp luật xác nhận. Khi điều kiện được hoãn không còn, người được hoãn thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm phải tự giác đến cơ quan Công an cấp huyện để được đưa đi chấp hành quyết định, nếu không tự giác sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại điểm 5.4 khoản 5 mục I phần B của Thông tư này. Cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, giám sát người được hoãn chấp hành quyết định, khi điều kiện được hoãn không còn thì cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa họ vào Trung tâm để chấp hành quyết định.

      8.3. Người nghiện ma tuý, người bán dâm đã có quyết định đưa vào Trung tâm nhưng chưa đến chấp hành quyết định tại Trung tâm được miễn chấp hành quyết định, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo và có chứng nhận của bệnh viện hoặc của trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên;

      b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước hoặc lập công được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi người đó lập công xác nhận. Đối với người đang được hoãn chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm chỉ được xét miễn chấp hành quyết định khi đã chấp hành thời gian hoãn bằng ít nhất một nửa thời hạn ghi trong quyết định đưa vào Trung tâm. Riêng trường hợp lập công thì được xét miễn sớm hơn.

      Tóm lại: Về thẩm quyền thì chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền, nhưng việc ra quyết định cho bảo lãnh hay không còn phụ thuộc vào việc chủ tịch huyện xem xét có cơ sở hay không.
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn