Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/11/2018

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Thùy Linh - Bình Phước

    • Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 50/2018/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Thanh tra Chính phủ có 19 đơn vị giúp việc bao gồm:

      - 14 đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước là:

      + Vụ Pháp chế

      + Vụ Tổ chức cán bộ

      + Vụ Hợp tác quốc tế

      + Vụ Kế hoạch - Tổng hợp

      + Văn phòng

      + Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra

      + Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)

      + Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)

      + Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)

      + Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)

      + Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)

      + Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)

      + Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)

      + Ban Tiếp công dân trung ương

      - 5 đơn vị sự nghiệp là:

      + Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra

      + Báo Thanh tra

      + Tạp chí Thanh tra

      + Trường Cán bộ Thanh tra

      + Trung tâm Thông tin.

      Bên cạnh đó, tại Vụ Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế có 02 phòng; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 04 phòng; Văn phòng có 05 phòng; Cục I, Cục II, Cục III có 04 phòng; Cục IV, Ban Tiếp công dân trung ương có 05 phòng.

      Ban Tiếp công dân trung ương có con dấu riêng và có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh.

      Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.

      Trên đây là nội dung trả lời về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 50/2018/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn