Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ năm 2023 gồm những đơn vị nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/03/2023

Xin hỏi những đơn vị nào trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ năm 2023? - Câu hỏi của Thành Hưng (Cao Bằng).

    • Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ năm 2023 gồm những đơn vị nào?

      Căn cứ Điều 3 Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ như sau:

      Cơ cấu tổ chức

      1. Vụ Tổng hợp.

      2. Vụ Pháp luật.

      3. Vụ Kinh tế tổng hợp.

      4. Vụ Công nghiệp.

      5. Vụ Nông nghiệp.

      6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.

      7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

      8. Vụ Quan hệ quốc tế.

      9. Vụ Nội chính.

      10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

      11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).

      12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

      13. Vụ Thư ký - Biên tập.

      14. Vụ Hành chính.

      15. Vụ Tổ chức cán bộ.

      16. Vụ Kế hoạch tài chính.

      17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

      18. Cục Quản trị.

      19. Cục Hành chính - Quản trị II.

      20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

      Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.

      Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.

      Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.

      Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.

      Theo đó, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ gồm:

      - Vụ Tổng hợp.

      - Vụ Pháp luật.

      - Vụ Kinh tế tổng hợp.

      - Vụ Công nghiệp.

      - Vụ Nông nghiệp.

      - Vụ Khoa giáo - Văn xã.

      - Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

      - Vụ Quan hệ quốc tế.

      - Vụ Nội chính.

      - Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

      - Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).

      - Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

      - Vụ Thư ký - Biên tập.

      - Vụ Hành chính.

      - Vụ Tổ chức cán bộ.

      - Vụ Kế hoạch tài chính.

      - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

      - Cục Quản trị.

      - Cục Hành chính - Quản trị II.

      - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

      (Hình từ Internet)

      Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ trong tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ?

      Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 79/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ trong tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ như sau:

      +) Xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;

      +) Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

      +) Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;

      +) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ;

      +) Giúp Chính phủ trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

      +) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.

      Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ về bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo?

      Tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 79/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ về bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo như sau:

      +) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo quy định và các báo cáo khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

      +) Tiếp nhận thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

      Chủ động theo dõi, phối hợp, nắm tình hình thực tiễn để kịp thời tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo xử lý những vấn đề cấp bách, nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm;

      +) Cung cấp thông tin cho các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định;

      +) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan phát triển, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;

      Kết nối liên thông, điều phối, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định pháp luật;

      +) Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc gửi, nhận văn bản điện tử; giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; thực hiện chế độ báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn