Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/07/2018

Xin chào, tôi tên Kim Hằng sinh sống và làm việc tại An Giang. Vừa qua khi xem trên TV tôi có thấy Quốc hội họp rất nhiều về những vấn đề trọng tâm của Đất nước. Do đó, mà tôi có tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng Quốc hội để đáp ứng nhu cầu hiểu biết. Tuy nhiên, kiến thức có hạn nên nhờ sự hỗ trợ từ Ban biên tập, cụ thể: Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn!

Kim Hằng (kim_hang123**@gmail.com)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 618/2013/UBTVQH13, cụ thể:

      1. Các Vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội bao gồm:

      a) Vụ dân tộc;

      b) Vụ pháp luật;

      c) Vụ tư pháp;

      d) Vụ kinh tế;

      đ) Vụ tài chính, ngân sách;

      e) Vụ quốc phòng và an ninh;

      g) Vụ văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

      h) Vụ các vấn đề xã hội;

      i) Vụ khoa học, công nghệ và môi trường;

      k) Vụ đối ngoại.

      2. Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ trực tiếp giúp việc các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:

      a) Vụ dân nguyện;

      b) Vụ công tác đại biểu;

      c) Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử.

      3. Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ phục vụ chung bao gồm:

      a) Vụ tổng hợp;

      b) Vụ phục vụ hoạt động giám sát;

      c) Vụ hành chính;

      d) Vụ tổ chức - cán bộ;

      đ) Vụ kế hoạch - tài chính;

      e) Vụ thông tin;

      g) Thư viện Quốc hội;

      h) Trung tâm tin học;

      i) Vụ lễ tân;

      k) Cục quản trị;

      l) Vụ công tác phía Nam;

      m) Vụ công tác miền Trung và Tây Nguyên.

      4. Các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

      a) Báo Đại biểu nhân dân;

      b) Nhà khách Quốc hội tại thành phố Hà Nội;

      c) Nhà khách Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh;

      d) Các đơn vị sự nghiệp công lập khác được thành lập theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết này.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn