Có được quyền tạm giữ Đại biểu Quốc hội không chuyên trách hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/09/2022

Có được quyền tạm giữ Đại biểu Quốc hội không chuyên trách hay không? Đại biểu Quốc hội có được mang hai quốc tịch hay không? Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

Chào anh/chị, tôi được bầu làm Đại Biểu Quốc hội, tôi hoạt động không chuyên trách, tôi muốn hỏi là lỡn chẳng may vi phạm thì cơ quan công an có được quyền tạm giữ tôi hay không?

    • 1. Có được quyền tạm giữ Đại biểu Quốc hội không chuyên trách hay không?

      Căn cứ Điều 37 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội như sau:

      1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

      Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

      2. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

      Như vậy, theo quy định như trên, Đại biểu Quốc hội có quyền miễn trừ, không ai được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội khi không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cho nên, bạn sẽ không thể bị tạm giữ nếu không có sự đồng ý của Quốc hội.

      2. Đại biểu Quốc hội có được mang hai quốc tịch hay không?

      Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có quy định như sau:

      1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

      1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

      2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

      3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

      4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

      5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

      Theo đó, đại biểu Quốc hội chỉ được phép có một quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam. Cho nên, đại biểu Quốc hội không được phép có hai quốc tịch.

      3. Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?

      Tại Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội như sau:

      1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.

      2. Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.

      Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết.

      3. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.

      4. Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.

      5. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

      Như vậy, đại biểu Quốc hội có thể thực hiện quyền kiến nghị trong phạm vi theo quy định như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn