Cơ sở mua bán không có dụng cụ bảo quản thức ăn thủy sản bị xử phạt như nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/04/2022

Cơ sở mua bán không có dụng cụ bảo quản thức ăn thủy sản bị xử phạt như nào? Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất thức ăn thủy sản bị xử phạt như nào? Cở sở sản xuất, mua bán thủy sản của tôi không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản thì khi kiểm tra bị xử phạt như nào? Cơ sở tôi nhập khẩu nguyên liệu không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc để sản xuất thức ăn thủy sản thì khi kiểm tra bị phạt như thế nào?

    • Cơ sở mua bán không có dụng cụ bảo quản thức ăn thủy sản bị xử phạt như nào?

      Căn cứ Điều 14 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

      1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

      a) Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;

      b) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

      2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

      Theo đó, cơ sở sản xuất không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

      Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất thức ăn thủy sản bị xử phạt như nào?

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

      Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau:

      a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất dưới 3 sản phẩm;

      b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;

      c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

      d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 10 sản phẩm trở lên.

      Ngoài ra tại Điểm a Khoản 4 Điều 15 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

      Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và sản phẩm được sản xuất trong nước quy định tại khoản 3 Điều này;

      Như vậy, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất thức ăn thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy từng trường hợp. Ngoài ra còn buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo như quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn