Có thể khiếu nại kết quả sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại đâu? Nam chiều cao bao nhiêu thì được tham gia nghĩa vụ quân sự?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/04/2022

Có thể khiếu nại kết quả sức khỏe Nghĩa vụ quân sự tại đâu? Viêm tuyến nước bọt đã chữa khỏi thì có được đi Nghĩa vụ quân sự không? Nam chiều cao bao nhiêu thì được tham gia Nghĩa vụ quân sự?

    • Có thể khiếu nại kết quả sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại đâu?

      Có thể khiếu nại kết quả sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại cơ quan nào? Tôi tên Đăng năm nay 23 tuổi vừa tốt nghiệp đại học và được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Tôi bị tật cận thị ở mắt và khám tại bệnh viện với kết quả cận rất nặng. Tuy nhiên khi đi khám nghĩa vụ quân sự tôi lại được thông báo đậu. Tôi cảm thấy kết quả kiểm tra sức khỏe NVQS của tôi không đúng, vậy tôi có thể khiếu nại tại đâu? Mong được giải đáp sớm.

      Trả lời: Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP' onclick="vbclick('60C72', '362700');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau:

      - Tiêu chuẩn sức khỏe:

      + Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      + Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

      + Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

      Bên cạnh đó, tại Điều 8 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ' onclick="vbclick('4E3B7', '362700');" target='_blank'>Điều 8 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

      - Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có các khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện đề nghị.

      - Yêu cầu giám định: Giám định tình trạng bệnh tật theo đề nghị của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện; kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật và phân loại sức khỏe theo Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

      - Trong vòng 7 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe, Hội đồng giám định y khoa tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

      - Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.

      Như vậy theo quy định hiện hành thì một trong những tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự không gọi những công dân có độ cận 1,5 diop trở lên, đối chiếu với trường hợp mà bạn thì bạn đề cập thì bạn cần cận nặng hơn 1,5 diop để không được gọi NVQS.

      Nếu bạn cảm thấy bạn thuộc trường hợp này và việc khám sức khỏe của bạn không đúng bạn có thể khiếu nại tại Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện để Hội đồng xem xét đề nghị kiểm tra lại sức khỏe của bạn.

      Viêm tuyến nước bọt đã chữa khỏi thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?

      Viêm tuyến nước bọt thuộc trường hợp viêm tuyến mang tai nhưng đã chữa khỏi thì có được đi nghĩa vụ quân sự hay không? Nhờ tư vấn giúp.

      Trả lời: Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

      STT. 26

      Viêm tuyến nước bọt:

      - Viêm tuyến mang tai:

      + Đã điều trị khỏi: Điểm 2

      + Viêm tuyến mang tai cấp: Điểm 3

      Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

      - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

      - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

      - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

      - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

      - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

      Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

      Như vậy, bị viêm tuyến nước bọt thuộc trường hợp viêm tuyến mang tai nhưng đã được chữa khỏi thì có thể xác định là có sức khỏe loại 2.

      Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP' onclick="vbclick('60C72', '362700');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

      Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      Từ các quy định trên thì trường hợp bị viêm tuyến nước bọt này nếu được xác định là có sức khỏe loại 2 thì vẫn đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

      Nam chiều cao bao nhiêu thì được tham gia nghĩa vụ quân sự?

      Em là nam, năm nay em 17 tuổi sang năm là phải tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Em có thắc mắc là chiều cao từ bao nhiêu thì được tham gia nghĩa vụ quân sự. Mong được anh/chị giải đáp.

      Trả lời: Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP' onclick="vbclick('60C72', '362700');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân như sau:

      - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      - Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

      - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

      Theo Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

      - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

      - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

      - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

      - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

      - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

      - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

      Tại Mục I, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này quy định như sau:

      LOẠI
      SỨC KHỎE

      NAM

      NỮ

      Cao đứng (cm)

      Cân nặng (kg)

      Vòng ngực (cm)

      Cao đứng (cm)

      Cân nặng (kg)

      1

      ≥ 163

      ≥ 51

      ≥ 81

      ≥ 154

      ≥ 48

      2

      160 - 162

      47 - 50

      78 - 80

      152 - 153

      44 - 47

      3

      157 - 159

      43 - 46

      75 - 77

      150 - 151

      42 - 43

      4

      155 - 156

      41 - 42

      73 - 74

      148 - 149

      40 - 41

      5

      153 - 154

      40

      71 - 72

      147

      38 - 39

      6

      ≤ 152

      ≤ 39

      ≤ 70

      ≤ 146

      ≤ 37

      Như vậy, theo quy định như trên người chiều cao từ 157cm trở lên, cân nặng từ 43kg, vòng ngực từ 75cm, thì đã đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó chiều cao từ 157cm thì có thể được tham gia nghĩa vụ quân sự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn