Công chức đã cao tuổi có được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý không? Thủ tục bổ nhiệm lại công chức quản lý thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/08/2022

Công chức đã cao tuổi có được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý không? Thủ tục bổ nhiệm lại công chức quản lý thế nào?

Cơ quan của tôi có công chức quản lý đã cao tuổi, tuy nhiên năng lực thì rất tốt, tôi muốn biết liệu công chức đã cao tuổi thì nhiệm kỳ sau liệu có được bổ nhiệm lại không?  

    • Công chức đã cao tuổi có được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý không?

      Căn cứ Điều 50 Nghị định 138/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6FF2E', '371242');" target='_blank'>Điều 50 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức quản ý như sau:

      1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

      2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.

      3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

      4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

      5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, theo quy định như trên, không có quy định về độ tuổi bổ nhiệm lại công chức quản lý. Nếu công chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên thì sẽ được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý.

      Thủ tục bổ nhiệm lại công chức quản lý thế nào?

      Căn cứ Điều 52 Nghị định 138/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6FF2E', '371242');" target='_blank'>Điều 52 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thủ tục bổ nhiệm lại công chức quản lý như sau:

      1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với công chức.

      2. Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.

      3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại

      Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

      Trình tự thực hiện: Công chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với công chức được xem xét bổ nhiệm lại.

      Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu được gửi lên cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

      4. Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận và biểu quyết nhân sự:

      Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

      Trình tự thực hiện:

      Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu;

      Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);

      Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại;

      Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

      Ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

      Theo đó, việc bổ nhiệm lại công chức quản lý sẽ được thực hiện theo thủ tục như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn