Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/09/2022

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước hay không? Đại biểu Quốc hội có phải tiếp công dân hay không?

Chào anh/chị, tôi được bầu làm đại biểu Quốc hội, tôi thấy trong các phiên họp Quốc hội thì đại biểu Quốc hội hay chất vấn các Bộ trưởng, vậy thì đại biểu Quốc hội có thể chất vấn Chủ tịch nước hay không?

    • 1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước hay không?

      Tại Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014' onclick="vbclick('3F6C8', '375835');" target='_blank'>Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về quyền chất vấn như sau:

      1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

      2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.

      3. Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.

      Như vậy, theo quy định như trên, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước và những người nắm giữ các chức vụ khác trong bộ máy nhà nước như Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

      2. Đại biểu Quốc hội có phải tiếp công dân hay không?

      Tại Điều 28 Luật Tổ chức Quốc hội 2014' onclick="vbclick('3F6C8', '375835');" target='_blank'>Điều 28 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của đại biểu Quốc hội như sau:

      1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

      2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

      3. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.

      Tại Điều 4 Luật tiếp công dân 2013' onclick="vbclick('34B1F', '375835');" target='_blank'>Điều 4 Luật tiếp công dân 2013 có quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau:

      1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:

      a) Chính phủ;

      b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;

      c) Ủy ban nhân dân các cấp;

      d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

      đ) Các cơ quan của Quốc hội;

      e) Hội đồng nhân dân các cấp;

      g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

      2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

      3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

      Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.

      Theo quy định như trên, đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm tiếp công dân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn