Đảng viên đi xem bói có bị kỷ luật hay không? Đảng viên quấy rối tình dục sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/12/2022

Đảng viên đi xem bói có bị kỷ luật hay không? Đảng viên quấy rối tình dục sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? Nhiệm vụ của Đảng viên là gì?

Chào anh chị, cho em hỏi chồng em là Đảng viên, hiện đang là giáo viên của một trường cấp 3, do nhu cầu cá nhân, anh ấy thường xuyên rủ em đi xem bói để biết trước tương lai. Anh chị cho em hỏi trong trường hợp Đảng viên đi xem bói thì có bị kỷ luật hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • 1. Đảng viên đi xem bói có bị kỷ luật hay không?

      Tại Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022' onclick="vbclick('7F3D6', '383466');" target='_blank'>Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

      1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

      a) Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn hoặc không báo cáo để vợ (chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; truyền đạo trái pháp luật.

      b) Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác.

      c) Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác.

      d) Có hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp vận động tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được phép của cấp có thẩm quyền.

      2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

      a) Tự ý theo tôn giáo hoặc tiếp nhận phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản lý trực tiếp mình hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

      b) Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

      c) Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp.

      d) Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tác động xấu đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

      đ) Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi.

      3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

      a) Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước.

      ...

      Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp Đảng viên đi xem bói sẽ bị kỷ luật về đảng, trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

      2. Đảng viên quấy rối tình dục sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?

      Tại Điều 54 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022' onclick="vbclick('7F3D6', '383466');" target='_blank'>Điều 54 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên khi vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh như sau:

      1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

      a) Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi, gây dư luận xấu trong xã hội hoặc trái quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi cư trú.

      b) Vi phạm quy định về cấm uống rượu, bia và các chất kích thích khác.

      c) Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức.

      d) Có hành vi làm mất an ninh, trật tự công cộng (quậy phá, gây gổ, đánh nhau...).

      đ) Báo cáo không trung thực kết quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của mình khi được tổ chức đảng có thẩm quyền yêu cầu.

      e) Để vợ (chồng), con sống xa hoa, lãng phí gây dư luận xấu trong xã hội hoặc vi phạm pháp luật.

      2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

      a) Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà dung túng hoặc kích động người khác vi phạm pháp luật.

      b) Có hành vi xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác; lừa đảo, chiếm dụng tài sản, tiền của tổ chức, cá nhân.

      c) Không thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên vi phạm trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.

      d) Có hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngành, cơ quan, đơn vị.

      đ) Vi phạm quy định về an toàn giao thông gây tai nạn, làm thiệt hại đến sức khoẻ, tài sản của người khác.

      3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

      a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.

      b) Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp.

      Theo đó, trường hợp Đảng viên có hành vi quấy rối tình dục gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

      3. Nhiệm vụ của Đảng viên là gì?

      Tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011' onclick="vbclick('25120', '383466');" target='_blank'>Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định về nhiệm vụ của Đảng viên như sau:

      1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

      2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

      3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

      4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

      Như vậy, Đảng viên sẽ có nhiệm vụ như trên.
      Trân trọng!
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn