Đi nghĩa vụ quân sự làm bạn gái có bầu có về kết hôn được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/05/2022

Đi Nghĩa vụ quân sự làm bạn gái có bầu có về kết hôn được không? Đảng viên kết hôn với người đồng giới có bị khai trừ? Tổ chức đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn có bị phạt?

    • Đi nghĩa vụ quân sự làm bạn gái có bầu có về kết hôn được không?

      Chào ban biên tập, tôi đang đi nghĩa vụ quân sự tại tỉnh, một lần bạn gái tôi lên thăm thì không may cô ấy có bầu, tôi muốn hỏi tôi đang đi nghĩa vụ như vầy có về lấy vợ rồi đi nghĩa vụ tiếp được không?

      Trả lời: Căn cứ Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm theo luật nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

      - Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      - Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

      - Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

      - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

      - Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

      - Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

      Mặt khác căn cứ Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, cụ thể từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

      Bên cạnh đó căn cứ điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn:

      1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

      a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

      2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      Như vậy căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định cấm kết hôn đối với công dân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

      Theo đó đối với trường hợp của bạn vì bạn không nói rõ là bạn đã phục vụ nghĩa quân sự trong quân ngũ được bao lâu do đó chúng tôi chưa thể xác định được bạn đã được nghỉ phép năm theo chế độ chưa.

      Nếu hiện tại bạn đã có được thời gian nghỉ phép năm là 10 ngày không kể ngày đi và về, thì bạn hoàn toàn có thể xin thủ trưởng cơ quan đơn vị để về quê lấy vợ sau đó tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi kết thúc nghỉ phép với điều kiện là bạn và bạn gái kia đáp ứng được đầy đủ các quy định về điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Đảng viên kết hôn với người đồng giới có bị khai trừ?

      Ban tư vấn cho tôi hỏi, tôi có gặp một trường hợp là Đảng viên nam kết hôn đồng giới. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi đối với trường hợp này thìn Đảng viên đó có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì:

      Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

      a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

      b) Ép buộc vợ (hoặc chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

      c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

      Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì những trường hợp cấm kết hôn gồm:

      - Kết hôn giả tạo;

      - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

      - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

      - Kết hôn những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      ==> Theo quy định trên đây nếu như Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì chỉ có 04 trường hợp nêu là sẽ cấm kết hôn. Còn việc kết hôn giữa những người cùng giới tính không thuộc trường hợp cấm. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ không công nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính chứ không cấm. Do đó, Đảng viên kết hôn với người đồng giới sẽ không bị xử lý kỷ luật với hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

      Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Tổ chức đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn có bị phạt?

      Mình nghe người lớn bảo là phải đăng ký kết hôn trước mới tổ chức cưới đúng không? Nếu như trên phường thấy làm tiệc mà không có giấy kết hôn sẽ phạt mình có phải không? Nhờ tư vấn giúp trường hợp này!

      Trả lời: Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

      1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

      a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

      2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      Theo Điều 5 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì:

      Cấm các hành vi sau đây:

      a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

      b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

      ...

      Hiện nay không có quy định về việc nam nữa chưa đăng ký kết hôn mà tổ chức đám cưới sẽ bị phạt, do đó, nếu nam nữ đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn:

      i) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      ii) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      iii) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      iv) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn thì được quyền tổ chức đám cưới trước hoặc sau khi đăng ký.

      Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn thì khi tổ chức đám cưới nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì cha mẹ, người tổ chức sẽ bị phạt hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

      Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn