Điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai của lực lượng Công an nhân dân như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/08/2022

Điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai của lực lượng Công an nhân dân như thế nào? Thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân?  

    • 1. Điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai của lực lượng Công an nhân dân như thế nào?

      Tại Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BCA' onclick="vbclick('71B18', '372636');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BCA có quy định việc điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai của lực lượng Công an nhân dân như sau:

      1. Cấp độ rủi ro thiên tai thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

      2. Điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai

      Trên cơ sở tiếp nhận tin từ Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an, Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an các địa phương thực hiện việc điều động tham gia ứng phó với rủi ro thiên tai như sau:

      a) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 1

      Công an xã, phường, thị trấn chịu sự điều động của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

      Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

      b) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 2

      Công an cấp tỉnh chịu sự điều động của lãnh đạo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

      Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      c) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 3

      Bộ Công an triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia ứng phó thiên tai theo chỉ đạo, huy động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

      Công an cấp tỉnh chịu sự điều động của lãnh đạo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      d) Ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 4

      Bộ Công an triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý; tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

      Công an cấp tỉnh chịu sự điều động của Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Công an cấp huyện chịu sự điều động của Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      đ) Trường hợp thiên tai cấp độ 5 và cấp có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai, lực lượng Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

      2. Thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân?

      Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCA' onclick="vbclick('71B18', '372636');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCA quy định việc thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân như sau:

      1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an, Ban chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức duy trì trực ban để tiếp nhận, xử lý tin về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

      2. Công an các đơn vị, địa phương nơi xảy ra sự cố, thiên tai và các đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm:

      a) Triển khai các phương án, biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động tham gia ứng phó khi cần thiết;

      b) Điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra;

      c) Báo cáo kết quả xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định về chế độ báo cáo.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BCA Tải về
    • Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn