Đối tượng cảnh vệ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/01/2017

Tôi tên là Nguyễn Trung Quân, địa chỉ mail quannguyen****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Tôi có nghe qua một số thông tin về cảnh vệ. Trong gia đình cũng có người quen làm cảnh vệ, nhưng cũng không rõ về mặt pháp luật lắm. Cho tôi hỏi pháp luật quy định về Đối tượng cảnh vệ như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn!

    • Đối tượng cảnh vệ được hướng dẫn tại Điều 10 Pháp lệnh cảnh vệ 2005, theo đó:

      1. Cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

      a) Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng;

      b) Chủ tịch nước;

      c) Chủ tịch Quốc hội;

      d) Thủ tướng Chính phủ;

      đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;

      e) Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng;

      g) Bí thư Trung ương Đảng;

      h) Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.

      2. Khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, bao gồm:

      a) Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;

      b) Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;

      c) Khách mời khác của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ.

      3. Khu vực làm việc của các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

      a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;

      b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;

      c) Khu vực làm việc của Quốc hội;

      d) Khu vực làm việc của Chính phủ.

      4. Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

      5. Các hoạt động quan trọng do Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức, bao gồm:

      a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;

      b) Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng;

      c) Kỳ họp của Quốc hội;

      d) Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;

      đ) Hội nghị, các cuộc lễ do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức;

      e) Đại hội đại biểu toàn quốc do các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức;

      g) Hội nghị quốc tế do Nhà nước đăng cai tổ chức.

      6. Nơi ở của đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1, điểm a khoản 2 và nơi ở tập thể của các đại biểu tham dự các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 5 Điều này.

      7. Căn cứ vào yêu cầu chính trị, an ninh trong từng giai đoạn, Chính phủ quy định đối tượng cảnh vệ khác và biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với các đối tượng này.

      8. Việc bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Đối tượng cảnh vệ, được quy định tại Pháp lệnh cảnh vệ 2005. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn