Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, kiểm tra định mức nguyên liệu đặt gia công ở nước ngoài

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/04/2018

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, kiểm tra định mức nguyên liệu đặt gia công ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Kim Yến. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký, kiểm tra định mức nguyên liệu đặt gia công ở nước ngoài, Ban biên tập cho tôi hỏi thủ tục này được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (yen***@gmail.com)

    • Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục đăng ký, kiểm tra định mức nguyên liệu đặt gia công ở nước ngoài được quy định tại Tiểu mục 10 Mục C Phần I Phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2010 như sau:

      a) Mở rộng khai hải quan điện tử theo lộ trình quy định tại Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

      b) Thay thế thủ tục "Đăng ký" sang hình thức "Thông báo" định mức nguyên liệu đặt gia công ở nước ngoài, trong đó: quy định nội dung thông báo, thời Điểm thông báo bảo đảm đủ thời gian để doanh nghiệp xác định chính xác định mức nguyên liệu. Cụ thể như sau:

      - Định mức nguyên vật liệu phải được thông báo trong [Khoảng thời gian nhất định] trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức. Trên cơ sở trị giá lô hàng xuất khẩu, cơ quan hải quan sẽ quy định Khoảng thời gian nhất định mà doanh nghiệp phải thông báo định mức. Giả sử, với lô hàng trị giá trên 100 triệu đồng, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan hải quan trong vòng 20 ngày làm việc trước khi xuất khẩu lô hàng đó; hoặc lô hàng dưới 20 triệu đồng, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan hải quan trong vòng 05 ngày làm việc trước khi xuất khẩu lô hàng đó.

      - Cơ quan hải quan có quyền kiểm tra bảng thông báo định mức nguyên vật liệu của doanh nghiệp ngay sau khi doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng có định mức đã được thông báo cho cơ quan hải quan.

      - Quy định cơ quan hải quan được phép kiểm tra định mức của một mẫu sản phẩm không quá [một Khoảng thời gian nhất định].

      - Tăng cường chế tài xử phạt nếu cơ quan hải quan phát hiện có gian lận định mức.

      c) Sửa đổi quy định về Điều chỉnh định mức, nêu cụ thể trường hợp nào được phép Điều chỉnh, không thể cứ có "văn bản giải trình lý do" là được Điều chỉnh định mức, hạn chế tối đa việc Điều chỉnh định mức. Điều chỉnh định mức chỉ cho phép thực hiện trước khi nhập khẩu lô hàng.

      d) Bổ sung quy định về thời hạn giải quyết thủ tục thông báo, Điều chỉnh và kiểm tra định mức, theo đó giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể cho phù hợp với quy trình giải quyết.

      Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục đăng ký, kiểm tra định mức nguyên liệu đặt gia công ở nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2010.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn