Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/03/2018

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hải Dương hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

    • Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản
      (ảnh minh họa)
    • Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản được quy định tại Mục A Phần 6 Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể:

      Không quy định bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) đối với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau:

      - Thủ tục Công bố mở cảng cá: Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá; Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công; Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng; Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

      - Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động thủy sản lần đầu cho tàu cá nước ngoài: Dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc Dự án về thu gom, vận chuyển thủy sản được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Bằng thuyền trưởng, máy trưởng.

      - Thủ tục Đăng ký tàu cá không thời hạn (đối với tàu cá nhập khẩu): Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền; Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan; Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

      - Thủ tục Đăng ký tàu cá tạm thời (đối với tàu cá nhập khẩu): Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền; Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan.

      - Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với giống thủy sản, chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản, dụng cụ, thiết bị đánh bắt thủy sản, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản: Xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

      Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn