Đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc gồm những cơ quan nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/03/2023

Xin hỏi Ủy ban Dân tộc có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? - Câu hỏi của Phương Ly (Bắc Ninh).

    • Đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc gồm những cơ quan nào?

      Căn cứ Điều 3 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định Cơ cấu tổ chức Ủy ban Dân tộc như sau:

      Cơ cấu tổ chức

      1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

      2. Vụ Tổ chức cán bộ.

      3. Vụ Pháp chế.

      4. Vụ Hợp tác quốc tế.

      5. Vụ Tổng hợp.

      6. Vụ Chính sách dân tộc.

      7. Vụ Tuyên truyền.

      8. Vụ Dân tộc thiểu số.

      9. Vụ Công tác dân tộc địa phương.

      10. Thanh tra.

      11. Văn phòng.

      12. Học viện Dân tộc.

      13. Trung tâm Chuyển đổi số.

      14. Báo Dân tộc và Phát triển.

      15. Tạp chí Dân tộc.

      16. Nhà khách Dân tộc.

      Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 12 đến khoản 16 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.

      Vụ Công tác dân tộc địa phương có các bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk, thành phố Cần Thơ.

      Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Ủy ban Dân tộc theo quy định.

      Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc gồm:

      - Học viện Dân tộc.

      - Trung tâm Chuyển đổi số.

      - Báo Dân tộc và Phát triển.

      - Tạp chí Dân tộc.

      - Nhà khách Dân tộc.

      (Hình từ Internet)

      Ủy ban Dân tộc trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc?

      Theo Điều 21 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về quản lý nhà nước về công tác dân tộc như sau:

      - Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc.

      - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

      - Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.

      - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.

      - Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.

      - Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện.

      Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

      - Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.

      - Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.

      - Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

      - Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.

      - Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật.

      Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc trong công tác dân tộc trên cả nước?

      Theo Điều 24 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc trong công tác dân tộc như sau:

      - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động việc thực hiện chính sách dân tộc theo quy định tại Nghị định này.

      - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và giải quyết những vấn đề có liên quan công tác dân tộc. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc.

      - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn