Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được tổ chức thẩm định gồm những nội dung nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/12/2017

Nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ Công Thương, tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được tổ chức thẩm định gồm những nội dung nào? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! 

Quốc Duy (duy***@gmail.com)

    • Ngày 29/6/2016, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 08/2016/TT-BCT quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Thông tư này quy định về công tác chuẩn bị; trình tự, thủ tục lập đề nghị, dự kiến Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo, thẩm định, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.

      Theo đó, nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 30 Thông tư 08/2016/TT-BCT. Cụ thể như sau:

      Nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào những vấn đề sau đây:

      1. Sự phù hợp của nội dung dự thảo luật, pháp lệnh với Mục đích, yêu cầu, phạm vi Điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua.

      Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi Tiết đối với nghị định quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 của Luật.

      2. Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi Điều chỉnh của văn bản đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư/thông tư liên tịch.

      3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

      4. Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      5. Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

      6. Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản.

      7. Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 08/2016/TT-BCT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn