Được kỳ thị người tố cáo hành vi vi phạm doping trong hoạt động thể thao hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/02/2023

Xin hỏi tôi có tố cáo hành vi vi phạm doping trong hoạt động thể thao nhưng sau đó bị mọi người kỳ thị, hành vi này có vi phạm pháp luật không? - Câu hỏi của Văn Hà (Hà Nội).

    • Được kỳ thị người tố cáo hành vi vi phạm doping trong hoạt động thể thao hay không?

      Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2015/TT- BVHTTDL quy định các hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới như sau:

      Hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới

      1. Có chất bị cấm hoặc các chất chuyển hóa hoặc các dấu vết của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

      2. Sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

      3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

      4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

      5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

      6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

      7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

      8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

      9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này.

      10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

      Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) như sau:

      Hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới

      ...

      11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

      Theo quy định hiện hành thì hành vi kỳ thị người tố cáo hành vi vi phạm doping không được coi là hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

      Nhưng từ ngày 15/04/2023, hành vi này sẽ được coi là hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới. Người có hành vi trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping sẽ coi là hành vi vi phạm pháp luật.

      (Hình từ Internet)

      Nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao gồm những nội dung nào?

      Theo Điều 6 Thông tư 17/2015/TT- BVHTTDL quy định nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao gồm những nội dung sau:

      Nội dung tuyên truyền, giáo dục

      Việc tuyên truyền, giáo dục nhằm cung cấp cho vận động viên, các tổ chức và cá nhân liên quan thông tin chính xác về những nội dung sau:

      1. Bộ luật phòng, chống doping thế giới; các quy định về phòng, chống doping tại Việt Nam.

      2. Các chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm được đưa vào Danh mục cấm hàng năm do Tổ chức phòng, chống doping thế giới ban hành.

      3. Các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng, chống doping.

      4. Hậu quả của việc sử dụng doping gồm các mức hình phạt, tổn hại về sức khỏe và xã hội.

      5. Các quy định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping.

      6. Quyền và trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế.

      7. Các trường hợp được miễn trừ do điều trị.

      8. Kiểm soát các nguy cơ khi sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng.

      9. Tác hại của doping đối với tinh thần thể thao.

      Theo đó, nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao gồm:

      - Bộ luật phòng, chống doping thế giới; các quy định về phòng, chống doping tại Việt Nam.

      - Các chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm được đưa vào Danh mục cấm hàng năm do Tổ chức phòng, chống doping thế giới ban hành.

      - Các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng, chống doping.

      - Hậu quả của việc sử dụng doping gồm các mức hình phạt, tổn hại về sức khỏe và xã hội.

      - Các quy định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping.

      - Quyền và trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế.

      - Các trường hợp được miễn trừ do điều trị.

      - Kiểm soát các nguy cơ khi sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng.

      - Tác hại của doping đối với tinh thần thể thao.

      Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping thuộc về ai?

      Tại Điều 12 Thông tư 17/2015/TT- BVHTTDL quy định thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping như sau:

      Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping

      1. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm doping, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

      2. Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện trong giải đấu, Trưởng ban tổ chức giải quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

      Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện sau khi giải đấu kết thúc, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

      3. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping có từ 05 đến 07 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các ủy viên. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế, chuyên gia pháp lý, đại diện của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có liên quan.

      4. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định chuyên môn của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

      5. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

      Căn cứ quy định trên, thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping được quy định như sau:

      - Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện trong giải đấu, Trưởng ban tổ chức giải quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

      - Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện sau khi giải đấu kết thúc, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn