Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng có được nhận quà của học sinh tặng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/10/2022

Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có được nhận quà của học sinh tặng không? Không phải tốt nghiệp trường An ninh có được làm giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng không? Hằng tuần giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng phải gặp học sinh ít nhất bao nhiêu lần để nắm bắt tâm lý?

Xin chào ban biên tập, tôi có con đang là học sinh trong trường giáo dưỡng, sắp tới cháu sắp hết thời hạn chấp hành thì cháu có thể tặng quà cảm ơn cho giáo viên chủ nhiệm ở trường không? Tôi nghe nói muốn làm giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng thì phải tốt nghiệp trường An ninh, vậy nếu không tốt nhiệp trường An ninh có được làm giáo viên chủ nhiệm không? Xin được giải đáp.

    • 1. Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng có được nhận quà của học sinh tặng không?

      Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BCA' onclick="vbclick('4E3C7', '379031');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BCA quy định hành vi bị nghiêm cấm như sau:

      1. Những việc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm.

      2. Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi hoặc nhận tiền, quà biếu của học sinh và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào.

      3. Tự ý tiếp xúc, quan hệ với thân nhân của học sinh nhằm Mục đích cá nhân. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp.

      4. Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.

      5. Có lời nói, hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, xúc phạm danh dự, phân biệt đối xử, đánh đập, trù dập học sinh; Tiết lộ bí mật đời tư của học sinh không đúng quy định.

      6. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh; sử dụng học sinh để thực hiện Mục đích cá nhân.

      Như vậy, giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng không được nhận tiền, quà biếu của học sinh và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, cháu đang chấp hành trong trường giáo dưỡng không thể tặng quà cho giáo viên chủ nhiệm.

      2. Không phải tốt nghiệp trường An ninh có được làm giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng không?

      Theo Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BCA' onclick="vbclick('4E3C7', '379031');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BCA quy định tiêu chuẩn Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng?

      1. Phải là người có phẩm chất chính trị tốt, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ.

      2. Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các trường Cảnh sát, An ninh hoặc các ngành khác. Trường hợp tốt nghiệp các trường ngoài Công an nhân dân thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ an ninh hoặc cảnh sát.

      Theo đó, muốn làm giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng phải tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các trường Cảnh sát, An ninh hoặc các ngành khác. Trường hợp không tốt nghiệp các trường Công an nhân dân thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ an ninh hoặc cảnh sát.

      3. Hằng tuần giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng phải gặp học sinh ít nhất bao nhiêu lần để nắm bắt tâm lý?

      Tại Điều 8 Thông tư 30/2016/TT-BCA' onclick="vbclick('4E3C7', '379031');" target='_blank'>Điều 8 Thông tư 30/2016/TT-BCA quy định giáo dục học sinh như sau:

      1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đối với tổ, đội học sinh, từng học sinh phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, đặc Điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của học sinh.

      2. Hướng dẫn học sinh đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.

      3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc học sinh chấp hành nghiêm nội quy, quy định của trường giáo dưỡng; thực hiện nếp sống văn hóa, vệ sinh cá nhân, buồng ở, phòng ngủ, nơi sinh hoạt chung, giữ gìn an ninh, trật tự trường giáo dưỡng.

      4. Hàng tuần, gặp gỡ học sinh ít nhất 02 lần trở lên (trừ trường hợp đột xuất) để nắm bắt diễn biến tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để học sinh yên tâm chấp hành quyết định; quan tâm thăm hỏi, chăm sóc học sinh ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.

      5. Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho học sinh các quy định liên quan đến học sinh trường giáo dưỡng; phối hợp tuyên truyền thời sự, chính sách, pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, lịch sử truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý chí của người Việt Nam cho học sinh. Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình.

      6. Phối hợp với cán bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, chăm sóc y tế cho học sinh.

      7. Định kỳ tuần, tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu, tổ chức sinh hoạt tổ, đội học sinh do mình phụ trách để kiểm Điểm, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập, lao động của tập thể và từng học sinh; tổ chức họp bình xét, xếp loại chấp hành quyết định, đề nghị thưởng phép, giảm thời hạn chấp hành quyết định cho học sinh; đồng thời, dự kiến kế hoạch quản lý, giáo dục thời gian tiếp theo.

      8. Hướng dẫn học sinh thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của học sinh để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

      Như vậy, giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng hằng tuần phải gặp học sinh ít nhất 02 lần để nắm bắt diễn biến tâm lý và triển khai các hoạt động giáo dục theo quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BCA Tải về
    • Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BCA Tải về
    • Điều 8 Thông tư 30/2016/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn