Hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/09/2017

Hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phạm Thái Tuyền. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến các cơ quan Hải quan Việt Nam để phục vụ nhu cầu cá nhân. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, hệ thống tổ chức của Tổng cục hải quan được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Trần Thái Tuyền (tuyen*****@gmail.com)

    • Hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Cụ thể là:

      Tổng cục Hải quan được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương.

      1. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm :

      a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan :

      1. Vụ Giám sát quản lý về hải quan;

      2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;

      3. Vụ Pháp chế;

      4. Vụ Hợp tác quốc tế;

      5. Vụ Kế hoạch - Tài chính;

      6. Vụ Tổ chức cán bộ;

      7. Thanh tra;

      8. Văn phòng;

      9. Cục Điều tra chống buôn lậu;

      10. Cục Kiểm tra sau thông quan;

      11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan.

      b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan :

      1. Viện Nghiên cứu Hải quan;

      2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;

      3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung;

      4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;

      5. Trường Cao đẳng Hải quan;

      6. Báo Hải quan.

      c) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Cục Hải quan địa phương) trực thuộc Tổng cục Hải quan.

      d) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.

      2. Việc quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức của các đơn vị nêu tại điểm a, b, c, d Điều này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các Cục Hải quan địa phương và các đơn vị thuộc bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

      4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, đặc thù của hoạt động hải quan và quy định của pháp luật.

      5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

      6. Tổng cục Hải quan có con dấu có hình quốc huy.

      7. Công chức công tác trong ngành hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của Luật Hải quan. Mức phụ cấp thâm niên được quy định như sau : đủ 05 năm công tác trong ngành hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc; từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm 01 năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.

      Trên đây là nội dung tư vấn về hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 96/2002/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn