Hình thức gửi hồ sơ yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự ra nước ngoài đến Viện kiểm sát tối cao là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/06/2017

 Hình thức gửi hồ sơ yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự ra nước ngoài đến Viện kiểm sát tối cao là gì?Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Hồ Diệu Bang, là sinh viên ngành Quản trị Luật, trường đại học Luật Tp.HCM. Em hiện đang học môn học liên quan đến luật hình sự. Trong quá trình tìm hiểu về môn học và đọc hiểu tài liệu, có rất nhiều vấn đề mà em chưa hiểu. Cụ thể, em vẫn không rõ hình thức gửi hồ sơ yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự ra nước ngoài đến Viện kiểm sát tối cao là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (banggan**@***)

 

    • Hình thức gửi hồ sơ yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự ra nước ngoài đến Viện kiểm sát tối cao quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao ban hành cụ thể như sau:

      1. Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm chuyển trực tiếp hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc qua đường bưu điện.

      2. Trường hợp chuyển trực tiếp thì việc giao, nhận phải được lập thành biên bản, nêu rõ các nội dung sau:

      a) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giao, nhận hồ sơ;

      b) Tên cơ quan yêu cầu; họ, tên, chức vụ của người chuyển giao;

      c) Tên cơ quan tiếp nhận; họ, tên, chức vụ của người tiếp nhận;

      d) Các tài liệu có trong hồ sơ theo danh mục tài liệu đã được liệt kê; số lượng trang có trong hồ sơ đã được đánh số bút lục;

      đ) Chủng loại vật chứng và tình trạng vật chứng (vật chứng đi kèm hồ sơ hay đang thuộc trách nhiệm bảo quản của cơ quan nào) được nêu trong danh mục vật chứng.

      3. Trường hợp chuyển qua đường bưu điện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra tài liệu, vật chứng có trong hồ sơ trước khi thụ lý. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện tài liệu, vật chứng có trong hồ sơ bị thiếu hoặc không phù hợp với bản kê danh mục tài liệu, vật chứng thì phải thông báo ngay cho cơ quan gửi hồ sơ để phối hợp giải quyết.

      4. Ngày Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trong biên bản giao, nhận (trong trường hợp chuyển trực tiếp) hoặc ngày đến theo dấu của bưu điện (trong trường hợp chuyển theo đường bưu điện).

      Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình thức gửi hồ sơ yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự ra nước ngoài đến Viện kiểm sát tối cao. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn