Hội đồng thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương bao gồm những ai?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/05/2022

Hội đồng thi nâng Ngạch công chức Bộ Công Thương bao gồm những ai? Trách nghiệm về việc xây dựng đề án thi nâng Ngạch công chức Bộ Công Thương của ai?

 

    • Hội đồng thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương bao gồm những ai?

      Căn cứ Điều 23 Quy chế về tuyển dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức và công tác cán bộ của Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định về hội đồng thi nâng ngạch công chức như sau:

      1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức thành lập. Hội đồng thi có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

      a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng (đối với kỳ thi do Bộ tổ chức), Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng (đối với kỳ thi do Tổng cục tổ chức);

      b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của Tổng cục;

      c) Các ủy viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức thi nâng ngạch do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

      2. Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch đã biểu quyết. Hội đồng thi nâng ngạch thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      a) Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm thi;

      b) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp việc;

      c) Tổ chức thu phí dự thi nâng ngạch và sử dụng theo quy định;

      d) Tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;

      đ) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;

      e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;

      g) Hội đồng thi nâng ngạch công chức tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

      3. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự thi nâng ngạch hoặc của bên vợ (chồng) của người dự thi nâng ngạch; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi nâng ngạch hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng thi nâng ngạch, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng thi nâng ngạch.

      Trách nghiệm về việc xây dựng đề án thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương của ai?

      Căn cứ Điều 22 Quy chế về tuyển dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức và công tác cán bộ của Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định về xây đựng đề án thi nâng ngạch công chức như sau:

      Đối với kỳ thi nâng ngạch do Bộ tổ chức, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng Đề án thi, xác định chỉ tiêu nâng ngạch của từng cơ quan hành chính để trình Bộ trưởng phê duyệt và gửi xin ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ về nội dung Đề án và chỉ tiêu nâng ngạch trước khi tổ chức theo thẩm quyền.

      Đối với kỳ thi nâng ngạch do Tổng cục tổ chức, Tổng cục xây dựng Đề án thi, xác định chỉ tiêu nâng ngạch của từng cơ quan hành chính trực thuộc gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, báo cáo Bộ trưởng phê duyệt và gửi xin ý kiến thống nhất Bộ Nội vụ về chỉ tiêu nâng ngạch trước khi tổ chức theo thẩm quyền.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn