Hội thẩm nhân dân có nhất thiết phải có bằng luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/11/2022

Hội thẩm nhân dân có nhất thiết phải có bằng luật không? Thẩm quyền bầu Hội thẩm nhân dân là của ai? Làm Hội thẩm nhân dân được hưởng chế độ, chính sách nào?

Xin chào ban biên tập, vừa rồi bác tôi được bầu làm Hội thẩm nhân dân nhưng bác chỉ mới đi học bổ túc về Luật thôi, tôi thắc mắc là không cần bằng Luật thì vẫn được làm Hội thẩm đúng không? Với Hội thẩm nhân dân do Tòa án bầu hay cơ quan khác? Xin được giải đáp.

    • 1. Hội thẩm nhân dân có nhất thiết phải có bằng luật không?

      Căn cứ Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm như sau:

      1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

      2. Có kiến thức pháp luật.

      3. Có hiểu biết xã hội.

      4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      Như vậy, Hội thẩm nhân dân không nhất thiết phải có bằng luật mà chỉ cần có kiến thức pháp luật, đáp ứng các tiêu chuẩn khác quy định trên.

      2. Thẩm quyền bầu Hội thẩm nhân dân là của ai?

      Theo Điều 86 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm như sau:

      1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 85 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân;

      Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.

      2. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.

      Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

      3. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.

      Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương đề nghị Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực.

      Theo đó, Hội thẩm nhân dân sẽ do Hội đồng nhân dân bầu ra dựa trên việc Tòa án nhân dân đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu. Hội đồng nhân dân cũng là cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.

      3. Làm Hội thẩm nhân dân được hưởng chế độ, chính sách nào?

      Tại Điều 88 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định chế độ, chính sách đối với Hội thẩm như sau:

      1. Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.

      Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.

      2. Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.

      3. Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

      4. Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.

      Chế độ phụ cấp xét xử, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

      Như vậy, làm Hội thẩm nhân dân được hưởng chế độ, chính sách được quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn