Kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu nạn trong công an được quy định ra sao?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/01/2022

Vui lòng cung cấp cho tôi quy định về việc kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu nạn trong công an được quy định ra sao? Mong sớm nhận hồi đáp. 

    • Trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngành Công an khi kết thúc nhiệm vụ?

      Tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 140/2020/TT-BCA, có quy định về việc kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu nạn trong công an.

      - Sau khi đám cháy đã được dập tắt hoặc sự cố, tai nạn đã được xử lý, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:

      + Tổ chức kiểm tra lại hiện trường vụ cháy, sự cố, tai nạn trước khi quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

      + Báo cáo ngay tình hình, kết quả tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho chỉ huy cấp trên trực tiếp quản lý;

      + Tổ chức bàn giao người bị nạn, tài sản cứu được (nếu có);

      + Phân công cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp bảo vệ, khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ cháy, sự cố, tai nạn theo quy định;

      + Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lệnh cho các đơn vị tổ chức kiểm tra quân số, thu hồi phương tiện trở về đơn vị thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

      Tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ cháy, sự cố, tai nạn ngành công an được quy định như thế nào?

      Tại Khoản 2, 3 Điều 9 Thông tư 140/2020/TT-BCA, có quy định:

      - Khi về đến đơn vị, chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung nhiên liệu, chất chữa cháy; bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hư hỏng để đưa vào thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

      - Tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ cháy, sự cố, tai nạn:

      + Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của vụ cháy, sự cố, tai nạn, chậm nhất sau 12 ngày làm việc phải tổ chức họp rút kinh nghiệm vụ cháy, sự cố, tai nạn và lập biên bản theo quy định;

      + Chậm nhất sau 03 ngày kể từ khi kết thúc cuộc họp rút kinh nghiệm, phải có báo cáo gửi cơ quan cấp trên quản lý theo quy định.

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 9 Thông tư 140/2020/TT-BCA Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn