Khái niệm và nguyên tắc phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công của Bộ Tư pháp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/06/2022

Khái niệm và nguyên tắc phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công , mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

    • Phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công , mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công của Bộ Tư pháp là gì?

      Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công ban hành kèm theo Quyết định 496/QĐ-BTP năm 2022' onclick="vbclick('7C472', '362941');" target='_blank'>Quyết định 496/QĐ-BTP năm 2022 có quy định như sau:

      1. Ủy quyền là việc Bộ trưởng giao nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng cho Thứ trưởng, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính để giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện; Người được ủy quyền được nhân danh và sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các quyết định của mình.

      Thời hạn ủy quyền tại Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành Quyết định cho đến khi có văn bản thay thế.

      2. Phân cấp là việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng cho Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các quyết định của mình.

      Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công , mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công của Bộ Tư pháp

      Căn cứ Điều 3 Quy định này nguyên tắc phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công , mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công của Bộ Tư pháp như sau:

      1. Đảm bảo sự quản lý thống nhất, toàn diện trong lĩnh vực tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công đối với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

      2. Thực hiện phân cấp để giảm bớt khâu trung gian, phải căn cứ vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được phân cấp, đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư công và hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

      3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn gắn với trách nhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công.

      4. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khi quyết định các nội dung về quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công.

      5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng quyết định điều chỉnh việc phân cấp, ủy quyền một số nội dung cụ thể khác với Quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn