Khóa số 8 là công cụ hỗ trợ? Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/03/2022

Khóa số 8 là công cụ hỗ trợ? Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng không? Ở phạm vi tỉnh thành thì cơ quan nào có thẩm quyền giám định vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự?

    • Khóa số 8 là công cụ hỗ trợ?

      Còng số 8 là công cụ hỗ trợ có đúng không? Nhờ hỗ trợ.

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017' onclick="vbclick('4E261', '361578');" target='_blank'>Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định:

      Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

      a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

      b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

      c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

      d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

      ...

      Như vậy, theo quy định pháp luật thì khóa số tám hay còn được gọi là còng số 8 là một trong những công cụ hỗ trợ.

      Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng không?

      Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng không? Xin hỏi theo quy định pháp luật thì Dân quân tự vệ có được trang bị vũ khí quân dụng không? Văn bản nào quy định?

      Trả lời:

      Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng như sau:

      - Quân đội nhân dân;

      - ...

      - Cảnh sát biển;

      - Công an nhân dân;

      - Dân quân tự vệ.

      Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì đối tượng là Dân quân tự vệ vẫn thuộc đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng.

      Ở phạm vi tỉnh thành thì cơ quan nào có thẩm quyền giám định vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự?

      Cho hỏi ở phạm vi tỉnh thành thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giám định vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự?

      Trả lời:

      Khoản 1 Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định:

      Cơ quan có thẩm quyền giám định vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự bao gồm:

      a) Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

      b) Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

      c) Phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

      Như vậy, ở các tỉnh thành thì Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh sẽ thẩm quyền giám định vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn