Kiểm tra việc chấp hành điều lệnh công an nhân dân được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/07/2017

Kiểm tra việc chấp hành điều lệnh công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thanh Duy. Tôi đang là hạ sĩ quan ở Bình Dương. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là việc kiểm tra việc chấp hành điều lệnh công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (t_duy9***@gmail.com)

    • Kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân được quy định tại Điều 13 Thông tư 28/2013/TT-BCA ' onclick="vbclick('2F05A', '192843');" target='_blank'>Điều 13 Thông tư 28/2013/TT-BCA quy định về kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

      1. Kiểm tra thường xuyên

      a) Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành điều lệnh là việc các đơn vị làm công tác điều lệnh Công an nhân dân định kỳ hằng tháng có kế hoạch công khai tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều lệnh của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.

      b) Nội dung các bước tiến hành kiểm tra

      - Kiểm tra việc chấp hành điều lệnh đối với đơn vị:

      + Tổ kiểm tra thông báo mục đích, yêu cầu, nội dung và chương trình làm việc với đơn vị được kiểm tra;

      + Kiểm tra các nội dung theo kế hoạch đề ra;

      + Thông báo công khai kết quả kiểm tra, nhận xét, đánh giá của Tổ kiểm tra để đơn vị được kiểm tra biết;

      + Lập biên bản kiểm tra. Biên bản phải ghi rõ ưu điểm, khuyết điểm việc chấp hành điều lệnh; kiến nghị đề xuất những vấn đề cần rút kinh nghiệm;

      + Thông qua nội dung và ký biên bản kiểm tra.

      - Kiểm tra việc chấp hành điều lệnh đối với cán bộ, chiến sĩ:

      + Cán bộ kiểm tra điều lệnh thực hiện động tác chào, giới thiệu cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác (nếu cần thiết);

      + Kiểm tra Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác để xác định nhân thân của người được kiểm tra (nếu thấy cần thiết);

      + Kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân;

      + Thông báo cho cán bộ, chiến sĩ được kiểm tra biết về lỗi vi phạm;

      + Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm về vi phạm điều lệnh (nếu thấy cần thiết);

      + Lập biên bản vi phạm điều lệnh (nếu có) theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

      Trường hợp sau khi lập biên bản, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh không ký biên bản, thì Tổ trưởng kiểm tra mời người làm chứng ký vào biên bản xác nhận sự việc để làm cơ sở xử lý.

      2. Kiểm tra đột xuất

      a) Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra công khai, không thông báo trước cho đơn vị, địa phương và cá nhân được kiểm tra biết.

      b) Nội dung các bước tiến hành kiểm tra

      Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

      3. Kiểm tra bí mật

      a) Kiểm tra bí mật là hình thức hóa trang, mặc thường phục, bí mật sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm để ghi lại hình ảnh, âm thanh về hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân. Chỉ kiểm tra bí mật khi cần đánh giá đúng thực trạng tình hình chấp hành điều lệnh của đơn vị và cán bộ, chiến sĩ.

      b) Nội dung các bước tiến hành kiểm tra

      - Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy ảnh, máy ghi âm, bí mật ghi lại hình ảnh, âm thanh về hành vi vi phạm điều lệnh của đơn vị, tổ công tác hoặc của cán bộ, chiến sĩ. Trên cơ sở tài liệu, hình ảnh, âm thanh thu được, Tổ kiểm tra xác định và ghi vào văn bản báo cáo với cấp trên về các lỗi vi phạm của tập thể và cá nhân để làm cơ sở xử lý.

      - Trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về điều lệnh, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo; xuất trình Giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân cho người được kiểm tra biết; lập biên bản về hành vi vi phạm điều lệnh, ngăn chặn hậu quả gây ra; đưa người vi phạm về trụ sở cơ quan hoặc đơn vị Công an nơi gần nhất để giải quyết; đồng thời thông báo cho đơn vị quản lý tập thể, cá nhân có vi phạm biết để tiếp nhận và xử lý theo quy định.

      Như vậy, việc kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân sẽ có 3 hình thức: kiểm tra thường xuyên; kiểm tra đột xuất và kiểm tra bí mật.

      Trên đây là nội dung tư vấn về kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 28/2013/TT-BCA.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn