Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải giải quyết công việc theo cách thức nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/04/2018

Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải giải quyết công việc theo cách thức nào? Xin chào Ban biên tập. Em là Trung Kiên, em đang muốn tìm hiểu những quy định về cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy, em có thắc mắc này nhờ Ban biên tập trả lời giúp em, theo quy định pháp luật hiện hành, Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải giải quyết công việc thông qua những cách thức nào? Văn bản nào điều chỉnh vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Cảm ơn các anh chị rất nhiều!

(trung_kien***@gmail.com)

    • Cách thức giải quyết công việc cụ thể của Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 685/QĐ-BGTVT năm 2017 như sau:

      1. Lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở “Phiếu trình giải quyết công việc” của đơn vị và công văn, hồ sơ, tài liệu trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan được chuyển đến theo quy định tại Quy chế công tác văn thư của Bộ Giao thông vận tải và Quy chế sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số trong hoạt động của Bộ Giao thông vận tải.

      Đối với những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý được trên cơ sở hồ sơ trình, Lãnh đạo Bộ chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết.

      Đối với những vấn đề Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo về chủ trương, cách thức giải quyết nhưng văn bản, hồ sơ trình của đơn vị khác với chỉ đạo đó thì Lãnh đạo Bộ xem xét lại, nếu vẫn giữ ý kiến chỉ đạo như trước thì yêu cầu đơn vị trình lại và Lãnh đạo Bộ chịu trách nhiệm về việc thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình.

      2. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thứ trưởng xử lý công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình giải quyết công việc của cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng.

      3. Trực tiếp làm việc định kỳ hàng quý hoặc đột xuất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị và của Bộ, tham khảo ý kiến trước khi quyết định.

      Thực hiện chế độ giao ban Bộ hàng quý và các cuộc họp của Ban Cán sự đảng Bộ hàng tháng để triển khai công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ.

      4. Ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Bộ mà các đơn vị còn có ý kiến khác nhau, trình Lãnh đạo Bộ quyết định.

      5. Chỉ đạo trực tiếp đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền; tổ chức đi công tác, xử lý công việc tại địa phương, cơ sở; làm việc trực tiếp với các đơn vị thuộc phạm vi phụ trách; tiếp công dân, tiếp khách theo lĩnh vực được phân công.

      6. Thành lập các tổ công tác, ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng, liên quan đến nhiều đơn vị và phải xử lý trong thời gian dài.

      7. Các cách thức khác để giải quyết công việc do Bộ trưởng quyết định.

      Trên đây là nội dung quy định về cách thức giải quyết công việc cụ thể của Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 685/QĐ-BGTVT năm 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn