Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/10/2016

Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện nay, việc thanh toán qua thẻ đang ngày càng phổ biến. Vậy ban biên tập tư vấn giúp tôi việc mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin cám ơn!

    • Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

      1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

      2. Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

      3. Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá nhân. Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ tài khoản thanh toán chung và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài khoản chung phải được xác định rõ bằng văn bản.

      Trên đây là quy định về mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn