Mối quan hệ công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/07/2022

Mối quan hệ công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp quy định như thế nào?

Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn. 

    • Mối quan hệ công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được quy định như thế nào?

      Theo Điều 13 Thông tư 04/2022/TT-BTP' onclick="vbclick('7EC0E', '369704');" target='_blank'>Điều 13 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) quy định mối quan hệ công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp như sau:

      1. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên

      a) Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

      b) Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đối với cơ quan quản lý cấp trên;

      c) Cơ quan quản lý cấp trên thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.

      2. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

      a) Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

      b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghị quyết trước Hội đồng quản lý;

      c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của Hội đồng quản lý;

      d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý.

      Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp quy định như thế nào?

      Tại Điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BTP' onclick="vbclick('7EC0E', '369704');" target='_blank'>Điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp, theo đó:

      1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý

      a) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 9 Thông tư này;

      b) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

      c) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm, hàng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;

      d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý;

      đ) Ký các văn bản của Hội đồng quản lý;

      e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

      2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có)

      a) Điều hành hoạt động và ký các văn bản theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý;

      b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

      3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý

      a) Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý phân công; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp công lập;

      b) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm; đề xuất nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý;

      c) Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý, góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý.

      4. Thư ký của Hội đồng quản lý

      Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều này và trực tiếp giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý những nhiệm vụ sau đây:

      a) Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, tài liệu, giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng quản lý; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý;

      b) Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan nhà nước và các cơ quan có liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý;

      c) Các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao và theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 13 Thông tư 04/2022/TT-BTP Tải về
    • Điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BTP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn