Mục đích hoạt động thanh tra theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Mục đích hoạt động thanh tra
Ngày hỏi: 01/11/2018

Nhờ được tư vấn giúp vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi mục đích hoạt động thanh tra theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 được quy định như thế nào? Mong được giải đáp giúp. Cảm ơn!

Kim Hằng - Tiền Giang

    • Mục đích hoạt động thanh tra Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, theo đó:

      Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

      Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là cơ quan, tổ chức và cá nhân) nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

      Trên đây là tư vấn về mục đích hoạt động thanh tra theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn