Nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Vợ tôi sinh năm 1963, năm 1979 vợ tôi bắt đầu nhận công tác dạy học, đã đóng BHXH từ năm 1979 đến nay. Nay muốn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014 được không? Khi nộp đơn, trường nói vợ tôi không nằm trong khung này. Vậy nay kính nhờ Luật sư giải đáp giúp thắc mắc này.
    • Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, vì vậy, để biết biết vợ bạn có thuộc trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP hay không thì cần phải xem xét trên 03 điều kiện sau:

      Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi

      Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì “Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này ... đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ”, theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn sinh năm 1963, đến nay (ngày 30/10/2015), vợ bạn đã 52 tuổi. Do đó, vợ bạn đã đáp ứng điều kiện về độ tuổi để được hưởng chính sách tinh giản biên chế.

      Thứ hai, điều kiện về thời gian đóng BHXH

      Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì “Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này ... có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên”, theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn đã đóng BHXH từ năm 1979 đến nay là 36 năm. Do đó, vợ bạn đã đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng chính sách tinh giản biên chế.

      Thứ ba, về đối tượng thuộc diện được tinh giản biên chế

      Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn làm công tác dạy học tại trường từ năm 1979, chúng tôi có thể hiểu rằng: trường học nơi vợ bạn công tác là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế. Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để xác định vợ bạn là viên chức hay là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do đó, chúng tôi đưa ra các trường hợp sau để bạn đối chiếu:

      Trường hợp 1:Vợ bạn là viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập thì vợ bạn có thể thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

      - Dôi dư dođơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

      - Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

      - Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

      - Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

      - Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

      - Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

      - Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

      Trường hợp 2: Vợ bạn là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

      Trường hợp 3: Vợ bạn là viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

      Từ những căn cứ nêu trên, vợ bạn đã đáp ứng 02 điều kiện về độ tuổi và thời gian tham gia BHXH, tuy nhiên, vợ bạn cần phải đối chiếu với các điều kiện về đối tượng thuộc diện được tinh giản biên chế như đã phân tích tại phần thứ 03 để xác định mình có thuộc trường hợp được áp dụng chính sách tinh giản biên chế, về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP hay không.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn