Người theo Thiên chúa giáo có được kết nạp Đảng hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/05/2022

Người theo Thiên chúa giáo có được kết nạp Đảng hay không? Đảng viên sẽ có những quyền nào khi kết nạp vào Đảng? Chào anh chị, em hiện đang công tác tại một trường trung học phổ thông. Hiện nay em đang theo Thiên chúa giáo. Anh chị cho em hỏi em có thể được vào Đảng hay không? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị rất nhiều.

    • Người theo Thiên chúa giáo có được kết nạp Đảng hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Người theo Thiên chúa giáo có được kết nạp Đảng hay không?

      Tại Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng như sau:

      1. Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng

      1.1. Về tuổi đời.

      1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

      1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

      1.2. Về trình độ học vấn.

      1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

      1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

      Theo đó, hiện nay điều kiện được kết nạp Đảng sẽ phụ thuộc vào tuổi đời và trình độ học vấn. Không phụ thuộc vào vấn đề tôn giáo của người vào Đảng. Chính vì vậy, khi bạn theo Thiên chúa giáo thì bạn hoàn toàn có thể kết nạp vào Đảng.

      Đảng viên sẽ có những quyền nào khi kết nạp vào Đảng?

      Tại Mục 2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định như sau:

      2. Về quyền của đảng viên

      2.1. (Khoản 1): Quyền được thông tin của đảng viên.

      Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước, thế giới… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

      2.2. (Khoản 2): Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

      Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

      2.3. (Khoản 3): Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.

      Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.

      2.4. Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn