Người trúng tuyển viên chức có bắt buộc phải trải qua thời gian tập sự?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/04/2019

Chào Ban tư vấn, em hiện là sinh viên năm 4 trường Đại học, Ban tư vấn cho em hỏi: Người trúng tuyển viên chức có bắt buộc phải trải qua thời gian tập sự không? Ban tư vấn vui lòng hỗ trợ giúp em.

    • Tại Điều 27 Luật viên chức 2010 có quy định người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

      Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, có quy định người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

      - Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

      - Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

      => Như vậy, không phải trường hợp nào người thi đậu viên chức cũng đều phải trải qua thời gian tập sự, người thi đậu viên chức sẽ được miễn nếu thuộc 02 trường hợp:

      - Đã có thời gian công tác đóng BHXH bắt buộc trong lĩnh vực cần tuyển đủ 12 tháng trở lên.

      - Đã thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng và chúc bạn sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn