Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/11/2022

Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Hoạt động tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hỗ trợ được quy định như thế nào? Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như thế nào?

    • Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?

      Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thu gom, phân loại, tiêu hủy công cụ hỗ trợ. Cho tôi hỏi, hoạt động thu gom, phân loại, tiêu hủy công cụ hỗ trợ phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điều 63 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì việc thực hiện tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

      - Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp công cụ hỗ trợ cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất trong trường hợp không thuộc đối tượng trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kỳ nguồn nào hoặc phát hiện, thu nhặt được.

      - Việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được phải sử dụng phương tiện chuyên dùng hoặc các phương tiện khác nhưng phải bảo đảm an toàn.

      - Việc tiếp nhận, thu gom công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động.

      - Công cụ hỗ trợ còn giá trị sử dụng sau khi được phân loại sẽ được đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.

      - Việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ trang bị đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

      - Người làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ phải được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và được trang bị các thiết bị bảo vệ để bảo đảm an toàn.

      Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

      Hoạt động tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hỗ trợ được quy định như thế nào?

      Hoạt động tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Cho tôi hỏi, pháp luật quy định hoạt động tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào?

      Trả lời:

      Hoạt động tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:

      1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom bao gồm: các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 3 của Luật này; phế liệu, phế phẩm, phụ kiện của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chất nổ từ bom, mìn, lựu đạn, đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi.

      2. Các trường hợp tiếp nhận, thu gom bao gồm:

      a) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu theo quy định của pháp luật;

      b) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan đến vụ án đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ;

      c) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý hoặc sở hữu; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội.

      Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

      Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như thế nào?

      Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động vận chuyển công cụ hỗ trợ để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học. Cho tôi hỏi, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?

      Trả lời:

      Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:

      Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:

      a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

      b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

      c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

      d) Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày. Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.

      Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn