Nhân viên công tác xã hội có tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/01/2023

Xin hỏi để trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào? - Câu hỏi của Thị Thi (Long An).

    • Nhân viên công tác xã hội có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ ra sao?

      Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('85B73', '386639');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội như sau:

      - Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

      +) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.

      Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;

      +) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.

      - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

      +) Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao;

      +) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;

      +) Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội;

      +) Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;

      +) Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

      (Hình từ Internet)

      Nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nào?

      Theo Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('85B73', '386639');" target='_blank'>Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội như sau:

      - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước.

      - Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp.

      - Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.

      - Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

      - Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

      - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.

      Hệ số lương của chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội là bao nhiêu?

      Tại Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH ' onclick="vbclick('85B73', '386639');" target='_blank'>Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về hệ số lương của chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội như sau:

      Xếp lương

      1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:

      a) Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

      b) Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

      c) Chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

      2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp

      Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

      a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;

      b) Trường hợp có trình độ thạc sỹ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;

      c) Trường hợp có trình độ đại học, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;

      d) Trường hợp có trình độ cao đẳng, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;

      đ) Trường hợp có trình độ trung cấp, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.

      3. Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng chuyên ngành công tác xã hội khi tuyển dụng đã được xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội (mã số V.09.04.03) thì xếp lương trong chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau: Tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội, cứ sau 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn); thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày xếp hệ số lương hiện hưởng ở loại A0. Trường hợp có hệ số lương (bao gồm cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) ở loại A0 lớn hơn hệ số lương cao nhất của viên chức loại B thì thực hiện xếp lương theo cách tính tại điểm c khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).

      Căn cứ quy định trên, chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Các trường hợp khác được thực hiện theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn