Nhiễm HIV có thể làm thẩm phán không? Nhiệm kỳ của thẩm phán là 5 năm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/09/2022

Nhiễm HIV có thể làm thẩm phán không? Nhiệm kỳ của thẩm phán là 5 năm? Người làm công tác pháp luật hơn 05 năm sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp?

    • Nhiễm HIV có thể làm thẩm phán không?

      Người bị nhiễm HIV có thể làm thẩm phán hay không? Cơ sở nào quy định?

      Trả lời:

      Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn của thẩm phán như sau:

      1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

      2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

      3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

      4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

      5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      Bên cạnh đó pháp luật không quy định những trường hợp nào không được làm thẩm phán. Bệnh tật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, cho nên nếu không đảm bảo được sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ không thể làm thẩm phán được.

      Như vậy, nếu như người bị nhiễm HIV có thể kiểm soát được bệnh tật, sức khỏe vẫn đảm bảo để hoàn thành nhiệm vụ thì vẫn có thể trở thành thẩm phán.

      Nhiệm kỳ của thẩm phán là 5 năm?

      Thẩm phán là được bổ nhiệm, vậy thì nhiệm kỳ của thẩm phán là mấy năm? Nghe nói là 5 năm.

      Trả lời:

      Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán như sau:

      Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

      Như vậy, chỉ có nhiệm kỳ đầu của các thẩm phán là 05 năm. Những trường hợp được bổ nhiệm lại hay bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo sẽ là 10 năm.

      Người làm công tác pháp luật hơn 05 năm sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp?

      Tôi muốn hỏi về điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp như thế nào? Có phải người làm công tác pháp luật hơn 05 năm sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hay không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1 Điều 68 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014' onclick="vbclick('3F68C', '375847');" target='_blank'>Điều 68 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

      - Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:

      + Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;

      + Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;

      + Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.

      Căn cứ Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014' onclick="vbclick('3F68C', '375847');" target='_blank'>Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán như sau:

      - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

      - Có trình độ cử nhân luật trở lên.

      - Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

      - Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

      - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

      Như vậy, muốn trở thành Thẩm phán sơ cấp ngoài việc công tác pháp luật từ 05 năm trở lên còn phải đáp ứng điều kiện như là: Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng; Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp và các điều kiện theo điều 67 nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn