Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/12/2017

Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?  Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thanh Phong, đang làm sinh sống và làm việc tại Đồng Nai, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau, nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

    • Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt
      (ảnh minh họa)
    • Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BGTVT Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

      1. Đối với Đăng kiểm viên:

      a) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định thiết kế hoán cải các loại phương tiện giao thông đường sắt;

      b) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt;

      c) Lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng kiểm tra;

      d) Tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ;

      đ) Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ;

      e) Hướng dẫn thực hành cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt;

      g) Tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ;

      h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.

      2. Đối với Đăng kiểm viên bậc cao:

      Đăng kiểm viên bậc cao thực hiện các nhiệm vụ của Đăng kiểm viên theo quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ sau:

      a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, xây dựng, bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật;

      b) Tham gia thẩm định thiết kế mới các loại phương tiện giao thông đường sắt;

      c) Phúc tra kết quả kiểm tra của Đăng kiểm viên, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu;

      d) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ và đánh giá Đăng kiểm viên tham gia tập huấn nghiệp vụ;

      đ) Tham gia tập huấn nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 40/2015/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn